Thảo đậu khấu điều trị đau ngực, lách to, lạnh bụng

Có nhiều loài cây có tên là thảo quả, nhưng trong y học cổ truyền, hạt thảo quả Amomum aromaticum chính là vị thuốc thảo đậu khấu. Còn trong ẩm thực, nó cũng là loại gia vị quen thuộc của nhiều gia đình, thường được dùng trong các món canh, lẩu (cùng với thịt, cá…) để át mùi tanh và tạo hương thơm. Ngoài ra, thảo quả còn được cho vào thành phần của một số loại bánh kẹo.
23/10/2024 17:24

Vài nét về cây thảo quả (thảo đậu khấu)

Cây thảo quả (còn được gọi là cây đò ho, cây thảo đậu khấu), có tên khoa học là Amomum aromaticum (đồng nghĩa: Amomum tsao-ko).

Cây thảo quả giống với nhiều loại cây thuộc họ Gừng như bạch đậu khấu, riềng, gừng, sa nhân… nhưng khá cao (từ 2 – 3m) và thân rễ có nhiều đốt, bẹ lá to, có khía dọc và có thể dài đến 70cm.

Đặc biệt, hoa thảo quả mọc từ gốc chứ không phải từ ngọn, có màu đỏ nhạt. Quả của cây tròn tròn hình trứng, to khoảng 2 – 3cm và có màu đỏ sẫm rất bắt mắt (chứa khoảng 20 hạt bên trong, hạt rất thơm).

Ở nước ta, cây thảo quả chủ yếu mọc ở các tỉnh phía Bắc và là loài cây đi vào nhiều tác phẩm văn chương.

thaoqua

Thảo quả (thảo đậu khấu). (Ảnh: Caythuoc.org)

Công dụng làm thuốc của thảo quả (thảo đậu khấu)

Hạt thảo quả có chứa 1 – 1,5% tinh dầu, có vị thơm, cay nhẹ và có tính ấm. Trong y học cổ truyền, thảo quả (thảo đậu khấu) được dùng với nhiều công dụng như:

- Giúp làm mạnh lá lách (kiện Tỳ), lợi tiêu hóa.

- Giúp tiêu thực, trừ hàn, trừ đờm, trừ nôn ọe.

- Điều trị đau ngực, đau bụng do đầy trướng, lạnh bụng.

- Điều trị tiêu chảy do tỳ hư.

- Điều trị chứng lách to.

- Điều trị sốt rét.

Cách dùng: Lấy 3 – 6g hạt thảo quả, nấu lấy nước uống.

Ngoài ra, với trường hợp hôi miệng đau răng, ho do lạnh và viêm nướu thì ta có thể lấy 2g hạt thảo quả, ngậm trong miệng rồi nhấm nhấm, nuốt lấy nước (cũng có thể lấy hạt thảo quả, giã nát rồi cho vào miệng ngậm, lát sau nhả bỏ để hết hôi miệng).

Bài thuốc kết hợp

Thảo quả (thảo đậu khấu) còn được dùng trong bài thuốc kết hợp điều trị tỳ hàn sốt rét, sốt rét nhưng chỉ sốt không rét hoặc sốt ít rét nhiều, tiểu tiện nhiều nhưng ăn không được.

Cách dùng như sau: 10g thảo quả, 7 lát củ gừng tươi, 10g kha tử và 2 trái táo đỏ (táu tàu), nấu lấy nước và uống khi thuốc còn ấm.

Lưu ý: Người thể tạng nhiệt, bốc hỏa, âm hư hỏa vượng, nôn khan… không nên dùng.

Phân biệt: Cây thảo quả được đề cập trong bài viết này khác với cây sa nhân.

Các nghiên cứu về cây thảo quả

Nhìn chung, các nghiên cứu về cây thảo đậu khấu Amomum aromaticum vẫn còn khá khiêm tốn. Tuy nhiên, tiềm năng làm thuốc của cây này là không thể phủ nhận.

Theo Tạp chí Journal of Foof Quality, tinh dầu từ quả thảo quả (với các thành phần chính là cineole (48.22%), geranial (9.24%), neral (6.72%), α-pinene (2.43%) và α-terpineol (2.28%)) có tác dụng ức chế mạnh mẽ tác nhân gây viêm và có tiềm năng trong ngăn ngừa các bệnh viêm mãn tính. Bên cạnh đó, một kết quả nghiên cứu khác tại Việt Nam cũng chứng minh quả thảo quả có chứa các hoạt chất giúp chống viêm đáng kể.

Theo Caythuoc.org

comment Bình luận

largeer