71 bài thuốc chữa bệnh từ mè đen (phần 2)

Mè đen không chỉ là loại thực phẩm rất quen thuộc mà còn có tác dụng điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Tiếp nối phần 1, phần 2 sẽ đưa ra thêm nhiều bài thuốc chữa bệnh từ mè đen tốt cho sức khỏe.
08/11/2024 15:58

Bài thuốc 36: Động mạch bị cứng, bệnh tim bị bọc mỡ

Chuẩn bị: Vừng vàng, táo tầu có lượng bằng nhau. Đem vừng rang, giã nhỏ. Táo chín bóc bỏ vỏ và hạt. Đánh nhuyễn trộn với vừng thành viên hoàn. Mỗi ngày hai lần. Mỗi lần 6g, ăn liên tục.

Bài thuốc 37: Nổi mê đay mẩn ngứa

Chuẩn bị: Đường trắng, vừng đen và rượu đế một lượng vừa đủ.

Rang sơ mè đen, sau đó tán nhuyễn và thêm đường trắng vào. Mỗi lần 1 ít bột mè đen trộn với 2 thìa rượu đế, trộn đều và chưng cách thủy trong 20 phút. Dùng bài thuốc này sau khi ăn 2 tiếng hoặc dùng sáng khi bụng đói, ngày sử dụng 2 lần.

Bài thuốc 38: Ngăn ngừa nếp nhăn, chống da khô, ngứa da

Chuẩn bị: Bột vừng (không muối) ăn hàng ngày bắt đầu 20g tăng lên 40g trong 4-5 tháng.

Bài thuốc 39: Viêm thận mãn tính

Chuẩn bị: Đường trắng và mè đen một lượng vừa đủ.

Rang chín mè đen, tán thành bột mịn và trộn đều với đường trắng. Mỗi lần dùng 1 thìa uống cùng với nước đun sôi, ngày sử dụng 2 lần.

Bài thuốc 40: Chữa đau răng

Chuẩn bị: Chứng đau răng chủ yếu là do nóng trong người phát nhiệt gây ra, để chứa trị lấy một bát hạt vừng đen và một bát nước, sắc cho đến khi hai thứ còn khoảng một bát thì chia đều ra ngậm và súc miệng nhiều lần trong ngày. Chỉ sau khoảng 2-3 ngày sẽ khỏi.

MEDEN

(Ảnh minh họa: Y học cổ truyền)

Bài thuốc 41: Thận suy yếu sớm

Chuẩn bị: Mật ong, quả óc chó và vừng đen, mỗi thứ một lượng vừa đủ.

Rang mè đen cho thơm và thêm quả óc chó vào, tán nhuyễn. Mỗi lần dùng 2 thìa uống với nước mật ong, ngày dùng 2 lần (sáng và chiều).

Bài thuốc 42: Chữa tai tự nhiên bị điếc

Chuẩn bị: Tự nhiên tai bị ù đi rồi điếc thì lấy dầu mè nhỏ vào tai vài giọt. Ngày nhỏ 2-3 lần khi nào thấy tai nghe được thì ngừng.

Bài thuốc 43: Trĩ ra máu

Chuẩn bị: Đường đen 0.5kg và vừng đen 600g.

Rang cháy mè đen sau đó trộn với đường, ăn trực tiếp, ngày ăn vài lần.

Bài thuốc 44: Cổ họng sưng đau, nói khó, nuốt đau

Chuẩn bị: Dùng dầu vừng, ngậm và nuốt từ từ, thường xuyên rất hiệu nghiệm.

Bài thuốc 45: Ho gà ở trẻ em

Chuẩn bị: Mật ong 50ml, đậu phộng 30g và mè đen 50g.

Cho các nguyên liệu vào nồi, thêm nước và nấu thành canh. Ăn ngay sau khi canh chín, ngày dùng 1 lần và dùng liên tục trong 3 – 5 ngày.

Bài thuốc 46: Tay chân sưng đau do lội nước quá lâu

Chuẩn bị: Lấy hạt vừng sống giã nhuyễn, đắp vào nơi sưng đau vài lần là khỏi.

Bài thuốc 47: Hỗ trợ trị sa tử cung

Chuẩn bị: Ruột heo 300g, thăng ma 10 và vừng đen 150g.

Rửa sạch ruột heo, bọc thăng ma trong túi vải, sau đó nhét vào ruột heo cùng với mè đen. Thêm nước vào nồi đất và hầm như ruột nhừ, bỏ thăng ma và nêm thêm gia vị vào. Chia thành 2 – 3 lần ăn, dùng hết trong ngày và sử dụng liên tục trong 3 tuần.

Bài thuốc 48: Chữa ngộ độc nặng

Chuẩn bị: Cho uống dầu vừng một bát, chất độc sẽ được nôn ra. (Theo Nam dược thần hiệu).

Bài thuốc 49: Viêm đại tràng mãn tính

Chuẩn bị: 1 bát mật mía và mè đen 40g.

Dùng 1 mè đen trộn đều với 1/3 thìa mật mía, dùng trực tiếp. Mỗi ngày uống 2 lần và sử dụng liên tục trong 30 ngày.

Bài thuốc 50: Trĩ sưng đau

Chuẩn bị: Vừng đen đun kỹ đem rửa chỗ đau.

Bài thuốc 51: Rết (côn trùng) cắn

Chuẩn bị: 1 ít mè.

Nhai nhuyễn mè và đắp vào vết cắn, chỉ chốc lát là hết sưng đau.

Bài thuốc 52: Trẻ em đầu bị chóc

Chuẩn bị: Vừng đen sống xay thành cao đắp vào chỗ đau. Vừng trắng cũng có thể dùng chữa được.

Bài thuốc 53: Làm giảm buồn nôn

Chuẩn bị: 1 bát vừng đen.

Giã nát vừng đen, sau đó thêm nước sôi vào để nguội. Ép lấy nước cốt và uống trực tiếp (hoặc pha thêm 1 muối).

Bài thuốc 54: Nhuận phế giải phiền, trơn ruột thông tiện

Chuẩn bị: Vừng trắng 60-90g đun thành canh, cho thêm mật ong vừa lượng mà ăn.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Vừng, táo tàu mỗi loại 60g, hạnh nhân 15g, ngâm nước sau đánh nhuyễn đun chín cho thêm đường mà ăn.

Bài thuốc 55: Trị bỏng nước sôi nhẹ

Chuẩn bị: 1 ít dầu mè hoặc 1 ít hạt mè đen.

Giã nát mè đen và đắp lên chỗ bỏng hoặc thoa trực tiếp dầu mè ngay sau khi bị bỏng.

Bài thuốc 56: Dạ dày tiết nhiều chất chua

Chuẩn bị: Lấy 20g vừng đen rang lên nhấm ăn.

Bài thuốc 56: Nhũ ung (áp xe vú)

Chuẩn bị: 1 ít hạt mè tươi.

Nhai nhuyễn hạt mè rồi đắp lên vùng vú sưng đau. Thực hiện vài lần/ngày cho đến khi khỏi hẳn.

Bài thuốc 57: Lao phổi

Chuẩn bị: Vừng, nhân hạt óc chó mỗi thứ 250g cùng giã nát cho thêm mật ong khoảng 250g, đánh đều làm viên. Mỗi viên khoảng 9g. Mỗi ngày ba lần. Mỗi lần một viên.

Bài thuốc 58: Kiết lỵ mới phát

Chuẩn bị: 30g mè đen.

Ăn sống 30g mè đen/ngày liên tục trong 3 ngày.

Bài thuốc 59: Trẻ em biếng ăn

Chuẩn bị: Vừng rang, nhị sửu rang mỗi thứ 30g, giã bột trộn cơm cho trẻ ăn.

Chú ý: Trẻ một tuổi mỗi lần 1,5g. Cứ lớn hơn một tuổi thì thêm 1g.

Bài thuốc 60: Chữa tóc bạc, rụng tóc

Chuẩn bị: Táo nhục và vừng đen bằng lượng nhau.

Đem các vị sấy khô, tán bột và làm thành viên nhỏ. Mỗi lần dùng 20 viên, ngày dùng 2 lần (sáng-tối).

Hoặc là:

Chuẩn bị: 250gr đậu đen, 200gr hạt vừng đen, 30 hạt bạch quả, 150gr hà thủ ô.

Đem rang chín đều các nguyên liệu trên với nhau rồi tán thành bột mịn. Sau đó, cho vào lọ thủy tinh, đậy kín.

Mỗi ngày, dùng từ 30gr hỗn hợp, chia 2 lần ăn sẽ giúp trị tóc bạc, ngừa rụng tóc rất hiệu quả.

Bài thuốc 61: Đi ngoài ra máu

Chuẩn bị: Vừng, đường đỏ lượng bằng nhau. Rửa sạch vừng phơi khô rang vàng cho vào đường trộn đều. Ắn tùy thích.

Bài thuốc 62: Mụn nhọt, lở loét

Chuẩn bị: 1 muỗng canh mè đen.

Rang mè đen, sau đón tán nhỏ. Vệ sinh máu mủ trên nhọt với nước muối ấm, sau đó đắp bột mè lên vết nhọt. Thực hiện vài lần cho đến khi khỏi.

Bài thuốc 63: Chống suy lão

Chuẩn bị: Vừng (rang), bột phục linh, lượng bằng nhau. Dỉ đường vừa đủ, đun cho chảy ra, cho vừng và bột phục linh đánh đều, làm thành cục nhỏ. Mỗi cục 30-40g. Sau khi ăn sáng thì ăn một miếng.

Có thể sao vàng vừng lên, giã thành bột cho phục linh và đường vào, luyện với mật ong. Mỗi lần dùng 20-30g.

Bài thuốc 64: Trị thương hàn

Chuẩn bị: 1 ít mè đen tươi.

Ép mè đen lấy 1 tách dầu, sau đó trộn đều với 1 lòng trắng trứng và ½ tách nước, khuấy đều các nguyên liệu và uống trực tiếp. Ngày dùng 1 lần và uống khỏi 3 – 4 lần là khỏi hẳn.

Bài thuốc 65: Viêm khí quản mạn tính

Chuẩn bị: Vừng 100g, gừng sống 50g cùng giã nát, vắt lấy nước. Uống đều.

Bài thuốc 66: Trị lang ben

Chuẩn bị: 1 ít rượu và 1 ít dầu mè.

Hòa rượu với dầu mè, uống mỗi ngày 3 lần và duy trì bài thuốc cho đến khi khỏi.

Lưu ý: Khi áp dụng bài thuốc, nên hạn chế đồ lạnh, tỏi, thịt lợn và thịt gà.

Bài thuốc 67: Dễ sInh

Chuẩn bị: Phụ nữ có thai sắp sinh con thường ăn chè vừng đen để dễ đẻ.

Bài thuốc 68: Bồi bổ sức khoẻ và mạnh gân xương

Chuẩn bị: Lá dâu non rửa sạch 500g (phơi nắng nhẹ cho khô, vò nát bỏ gân lá, sấy khô) và hạt vừng đen 300g (đồ chín, sấy khô và sao vàng).

Tán bột 2 nguyên liệu riêng biệt, rây thành bột mịn rồi trộn đều và thêm mật ong vào, làm thành hoàn khoảng 1g. Người lớn dùng 10 – 20g và trẻ em dùng 5 – 10g, ngày dùng 2 lần và dùng sau khi ăn.

Bài thuốc 69: Bài thuốc gây ngủ và an thần

Chuẩn bị: Lá dâu non, hạt đỗ đen, hạt mè đen và lá vông mỗi thứ 40g, lạc tiên và hạt muồng sao mỗi thứ 20g, vỏ núc nác (sao với rượu) 12g.

Phơi khô các nguyên liệu, sau đó giã nhỏ và thêm đường vào, luyện với hồ làm thành viên (viên to bằng hạt ngô). Mỗi lần dùng 20g, ngày dùng 2 lần.

Bài thuốc 70: Trị rụng tóc

Chuẩn bị: Mè đen 100g + lá dâu tằm tươi 200g, nấu nước sôi trong 1 giờ, lấy nước gội đầu.

Mật ong 1 muỗng canh + 1 lòng đỏ trứng gà + dầu mè 2 muỗng canh + củ hành ta giã nhuyễn. Bôi hỗn hợp lên tóc ủ khoảng 2 giờ.

Thực hiện: Mỗi tuần 2 đến 3 lần và cứ tiếp tục cho tới khi nào tóc mọc.

Bài thuốc 71: Bồi bổ khí huyết, tăng cường tuổi thọ và giúp da săn chắc, mịn màng

Ở Trung Quốc, người ta vẫn ưa chuộng một loại trà của cung đình xưa để bồi bổ khí huyết, làm cho da thịt săn đẹp, mịn màng, tăng cường tuổi thọ

Chuẩn bị: Tiểu hồi 150g, gừng khô 30g, vừng đen 375g, đậu đỏ, đậu xanh và đậu tương mỗi thứ 700g, gạo tẻ 750g, muối tinh 30g, chè búp 500g và hoa tiêu 75g.

Đem các dược liệu sao vàng, tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 6 – 10g hãm với nước sôi uống, ngày dùng 1 lần.

Những đối tượng không nên sử dụng mè đen:

- Bị viêm tắc tĩnh mạch, huyết khối, đông máu,...

- Riêng người bị sỏi thận cần hạn chế dùng mè đen để tránh lắng đọng sỏi vì trong mè đen có nhiều khoáng chất..

- Người bị béo phì hoặc đang ở chế độ giảm cân nên hạn chế ăn mè đen vì hàm lượng calo trong loại hạt này cao.

- Nên rang mè chín rồi mới dùng để có mùi thơm, vị bùi hơn và dễ tiêu hoá.

Lưu ý: Những bài thuốc trên đây chỉ là những bài thuốc căn bản, nó còn tùy thuôc vào giai đoạn, thể trạng và vị trí đau của mỗi người khác nhau. Do đó, tốt nhất bệnh nhân nên liên hệ trực tiếp với ông Rum qua trang cá nhân để được tư vấn và kê đơn cho phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân.

Đối với những bệnh nhân nghèo, không có điều kiện để điều trị, có thể liên lạc với địa chỉ dưới đây để được bốc thuốc hoàn toàn miễn phí:

Địa chỉ nơi khám 1: Trụ trì Chùa Pháp Tạng Thầy Thích Trí Tuệ cũng là Thầy thuốc.

Phòng thuốc nam từ thiện "Thiện Pháp"

Địa chỉ: C3/8 Lê Đình Chi, xã Lê Minh Xuân, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (028) 3877 3777 - 0918.270.732 - 0912120412

Địa chỉ nơi khám 2: Lương y Nguyễn Văn Tư (còn gọi là Thầy Tư Ngoan) - Trưởng Phòng khám từ thiện Hương Sen.

Địa chỉ: Số 188 ấp Vĩnh Bảo, xã Vĩnh Hậu, huyện An Phú, tỉnh An Giang.

Điện thoại: 0976636304 - 0905931109

Địa chỉ nhà trọ 1:

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=2713370755341588&id=100000060709416

Địa chỉ nhà trọ 2:

https://www.facebook.com/groups/507402229444333/permalink/2295667667284438/

Nên liên lạc đặt giờ trước khi đến.

Góc sưu tầm tổng hợp và bổ sung
Ông Trần Văn Rum - Chuyên gia tư vấn cho bệnh nhân ung thư của nhóm "Chiến thắng ung thư"

comment Bình luận

largeer