8 điều cha mẹ cần biết để bảo vệ trẻ trước xu hướng gia tăng bệnh sởi trên toàn quốc
Bệnh sởi lây truyền như thế nào?
Bệnh sởi lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh qua giọt bắn khi ho hoặc hắt hơi, nói chuyện,…. Đôi khi bệnh có thể lây gián tiếp qua những đồ vật mới bị nhiễm các chất tiết đường mũi họng của người bệnh.
Sởi có tính lây truyền cao và chỉ có thể cắt đứt được sự lây truyền của bệnh trong cộng đồng khi khi tỷ lệ miễn dịch bảo vệ đặc hiệu đạt trên 95%.

Đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh sởi
Tất cả người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh. Tại Việt Nam, nhóm có nguy cơ cao mắc sởi là:
- Trẻ nhỏ do không còn miễn dịch từ mẹ truyền sang nhưng chưa được tiêm vaccine.
- Trẻ đã tiêm vaccine nhưng chưa có đáp ứng miễn dịch.
- Người lớn chưa từng mắc sởi hoặc chưa tiêm vaccine trước đây.
Mức độ nguy hiểm khi mắc sởi
Một ca bệnh sởi có thể lây cho 12-18 người, với tốc độ và phạm vi lây lan mạnh hơn cúm và thủy đậu rất nhiều. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây những biến chứng nguy hiểm như: Viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi; viêm não, viêm màng não; viêm tai giữa, viêm ruột, viêm loét giác mạc; suy giảm miễn dịch, thậm chí có thể gây tử vong.

Triệu chứng điển hình khi mắc sởi
Bệnh sởi thường diễn biến qua 4 giai đoạn:
Giai đoạn ủ bệnh: Kéo dài từ 7 đến 21 ngày, trung bình là 10 – 14 ngày.
Giai đoạn khởi phát (giai đoạn viêm long): 2-4 ngày
- Sốt cao: sốt liên tục ≥ 39 độ C.
- Viêm long đường hô hấp trên và viêm kết mạc: Viêm kết mạc, mắt đỏ có gỉ mắt hoặc sưng nề mí mắt; Chảy nước mũi, hắt hơi; Ho, ho nhiều, khàn tiếng.
- Hạt Koplik: Xuất hiện trong ngày sốt thứ 2 – 3, là các hạt nhỏ có kích thước 0,5-1mm màu trắng/xám có quầng ban đỏ nổi gồ lên trên bề mặt niêm mạc má (phía trong miệng, ngang răng hàm trên).
Giai đoạn toàn phát: Xuất hiện ban
- Thứ tự ban mọc: Sau tai, gáy, trán, mặt, thân mình, chân.
- Đặc điểm ban: Không ngứa, ban hồng dát sẩn, khi căng da thì mất.
Giai đoạn lui bệnh
Ban nhạt màu dần rồi chuyển sang màu xám, bong vảy phấn sẫm màu, để lại vết thâm vằn da hổ và biến mất theo thứ tự như khi xuất hiện.
Phân biệt đặc điểm của phát ban do sởi và phát ban thông thường
Sốt phát ban và sởi là hai bệnh lý rất dễ bị nhầm lẫn do có nhiều triệu chứng tương đồng khi khởi phát bệnh. Việc phát hiện, phân biệt đặc điểm của phát ban do sởi và phát ban thông thường giúp ích rất nhiều trong việc theo dõi, chăm sóc trẻ mắc sởi, đồng thời làm giảm đáng kể những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi.
Chăm sóc trẻ mắc sởi tại nhà
Tất cả trẻ mắc sởi nên được đưa đến khám tại các cơ sở y tế để bác sĩ đánh giá mức độ bệnh. Trường hợp trẻ đủ điều kiện chăm sóc tại nhà, cha mẹ cần chú ý:
- Cách ly trẻ bị bệnh tại phòng riêng, đảm bảothoáng mát, đủ ánh sáng mặt trời.
- Vệ sinh bề mặt bàn tủ để vật dụng chăm sóc trẻ bằng dung dịch sát khuẩn bề mặt.
- Người chăm sóc cầnđeo khẩu trang, rửa tay sạch trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ.
- Theo dõi nhiệt độ của trẻ, dùng hạ sốt paracetamol khi trẻ sốt ≥ 38,5 độ C hoặc ≥ 38 độ C (với trẻ có tiền sử co giật) với liều từ 10-15mg/kg cách 4-6 giờ.
- Vệ sinh mắt, mũi trẻ 3-5 lần/ngày, răng miệng 2-3 lần/ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.
- Tắm cho trẻ hàng ngày bằng nước ấm trong phòng tắm kín, tránh gió lùa.
- Tích cực cho trẻ bú mẹ; với trẻ lớn nên ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hóa và uống nhiều nước, bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin A như lươn, trứng, cá, sữa, các loại rau quả có màu đỏ, vàng hoặc cam,…
- Uống thuốc theo đơn và tái khám theo hẹn của bác sĩ.
Phòng bệnh
Tiêm vaccine là biện pháp phòng bệnh chủ động hiệu quả nhất.
Thực hiện đồng thời các biện pháp khác để phòng bệnh như:
- Đeo khẩu trang cho trẻ ở nơi đông người.
- Vệ sinh tay thường xuyên.
- Che miệng khi ho.
- Cho trẻ ăn uống đầy đủ nhằm tăng sức đề kháng.
- Cách ly trẻ mắc bệnh sởi, tránh tập trung nơi đông người khi có dịch.
- Khi có dấu hiệu mắc bệnh, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám, hướng dẫn điều trị kịp thời.
Bệnh viện Nhi Trung ương

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Pfizer và VNVC ký thảo luận về sản xuất vắc xin
Tập đoàn dược phẩm hàng đầu thế giới Pfizer và Hệ thống tiêm chủng VNVC vừa ký kết hợp tác chia sẻ kiến thức, xây dựng nhà máy sản xuất vắc xin đạt chuẩn quốc tế tại Việt Nam.March 19 at 10:56 am -
Sữa & Bỉm Thanh Hiền - Nâng niu yêu bé, chăm sóc mẹ mỗi ngày
Với 9 năm hoạt động, cửa hàng Sữa & Bỉm Thanh Hiền khẳng định là điểm đến uy tín, đồng hành cùng ba mẹ trong chăm sóc bé. Phương châm "Vì con yêu là điều quý giá", Thanh Hiền đã mang đến sản phẩm chất lượng cho bé trong suốt hành trình khôn lớn.March 18 at 4:51 pm -
Hệ thống tiêm chủng VNVC tặng Bộ Y tế 500.000 liều vaccine sởi chống dịch
Chiều 17/3, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC đã trao tặng 500.000 liều vaccine sởi (MVVAC - Việt Nam) cho Bộ Y tế, nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ bao phủ vaccine sởi trên toàn quốc.March 18 at 9:04 am -
Những thói quen giúp người cao tuổi sống vui sống khỏe
Sức khỏe là tài sản quý giá nhất, đặc biệt đối với người cao tuổi. Việc xây dựng những thói quen lành mạnh không chỉ giúp phòng tránh bệnh tật mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ. Theo các chuyên gia y tế, để duy trì thể trạng tốt khi về già, người cao tuổi cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý, giấc ngủ khoa học và bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết.March 14 at 4:07 pm