8 lợi ích sức khỏe tuyệt vời của nấm sò

Nấm sò (Pleurotus ostreatus) là một loại nấm ăn được được đặt tên vì hình dáng, màu sắc giống vỏ sò. Những cây nấm này có thể được tìm thấy mọc trên cây chết hoặc khúc gỗ bị đổ. Hiện nay nấm sò được nuôi trồng phổ biến trong các trang trại.
13/10/2020 18:00

Giá trị dinh dưỡng của nấm sò 100 g nấm sò chứa 89,18 g nước, 33 kcal năng lượng và nó còn chứa:  3,31 g protein, 0,41 g chất béo, 6,09 g carbohydrate, 2,3 g chất xơ, 1,11 g đường, 3 mg canxi, 1,33 mg sắt, 18 mg magiê cùng các chất dinh dưỡng khác.

Các loại nấm sò

Nấm ngọc cẩu - Là loại nấm sò phổ biến nhất được sử dụng để nấu ăn trên khắp thế giới.

Nấm sò xanh - Đây là loại nấm có màu xanh sẫm và từ từ khi trưởng thành màu sẽ nhạt dần.

Nấm sò vàng - Có màu vàng tươi, mùi thơm phức hơn.

Nấm sò hồng - Có màu hồng tươi, khi nấu chín sẽ nhạt màu tự nhiên. Chúng có vị cay nồng.

Nấm Sò vua - Còn được gọi là nấm kèn vua và được coi là nấm lớn nhất trong các loại nấm sò.

nam-so

Lợi ích sức khỏe của nấm sò

1. Giảm mức cholesterol

Nấm sò đã được chứng minh là làm giảm cholesterol một cách tự nhiên trong cả nghiên cứu trên động vật và con người. Một nghiên cứu trên động vật cho thấy nấm sò làm giảm 37% mức cholesterol và giảm 45% chất béo trung tính.

Nghiên cứu khác năm 2007 cho thấy những bệnh nhân tiểu đường được dùng nấm sò đã giảm đáng kể mức cholesterol. Ngoài ra, nấm sò là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, được biết là có tác dụng cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. 

2. Tăng cường khả năng miễn dịch

Nấm sò có chất chống oxy hóa như selen, giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại có thể dẫn đến các bệnh mãn tính, do đó giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy nấm sò có chứa các hợp chất hoạt động như chất điều hòa miễn dịch, giúp tăng cường hệ miễn dịch.

3. Tăng cường chức năng não

Nấm sò rất giàu niacin (vitamin B3), một chất dinh dưỡng quan trọng đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và suy giảm nhận thức do tuổi tác.

xoystermushroom-1601988520.jpg.pagespeed.ic.AnZ48o7hJI

4. Hạ viêm

Viêm là phản ứng miễn dịch bình thường của cơ thể để bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng và bệnh tật. Mặt khác, tình trạng viêm mãn tính có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và tiểu đường. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nấm sò có đặc tính chống viêm mạnh mẽ có thể giúp kiểm soát tình trạng viêm.

5. Giảm lượng đường trong máu

Tăng cường ăn nấm sò có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng nấm sò rất giàu β-glucans, một loại chất xơ hòa tan trong nước có thể giúp cải thiện mức đường huyết, có thể hỗ trợ giảm nguy cơ tiểu đường.

6. Hạ huyết áp

Hoạt động hạ huyết áp của nấm sò đã được chứng minh là làm giảm huyết áp cao. Sự hiện diện của β-glucans trong nấm sò đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến mức huyết áp.

7. Chống lại các gốc tự do

Chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do và ngăn ngừa tổn thương tế bào. Một số nghiên cứu đã báo cáo rằng nấm sò có chứa chất chống oxy hóa tăng cường sức khỏe có thể giúp chống lại các gốc tự do và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

nam-4-1477130262

8. Có thể kiểm soát ung thư

Nấm sò thể hiện đặc tính chống khối u, có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Ung thư Quốc tế cho thấy nấm sò có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư vú và ung thư ruột kết. Một nghiên cứu khác năm 2011 cho thấy chiết xuất nấm sò có tác dụng điều trị chống lại các tế bào khối u đại trực tràng và bệnh bạch cầu.

Tác dụng phụ của nấm sò

Những người bị dị ứng với nấm và các loại nấm khác nên tránh ăn nấm sò. Ngoài ra, nấm sò chứa một lượng nhỏ arabitol, một loại rượu đường có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa ở một số người. Một báo cáo trường hợp được công bố trên Tạp chí Hô hấp Châu Âu cho thấy một công nhân làm nấm khi tiếp xúc với nấm sò bị đau khớp, sốt, ớn lạnh và phát ban trên da.

Nam Anh (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer