90% mỹ phẩm xách tay là hàng giả?

"Trong các văn bản quy định của Nhà nước không bao giờ có thuật ngữ hàng xách tay. Do vậy, mỹ phẩm xách tay chính là mầm mống, là đầu mối của các hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả", Tiến sỹ Nguyễn Văn Lợi - Trưởng phòng mỹ phẩm, Cục quản lý dược, Bộ Y tế cho biết.
12/10/2020 12:47

Nắm bắt được tâm lý “xính ngoại” của nhiều người tiêu dùng nên những shop bán hàng mỹ phẩm xách tay online đang nở rộ trên các mạng xã hội. Chỉ cần gõ google cụm từ “mỹ phẩm xách tay” đã có tới 7.140.000 kết quả trong vòng 0,63 giây. Tuy nhiên ít người biết rằng, mỹ phẩm xách tay đang được coi là những mầm mống gây lên vấn nạn mỹ phẩm giả, mỹ phẩm nhái. 

Khẳng định thêm về vấn đề này, ông Lê Hữu Nghĩa, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty TNHH AB Beauty World cho biết, Việt Nam được đánh giá là thị trường tiêu thụ mỹ phẩm tiềm năng nhất nhì khu vực Đông Nam Á. Dương như độ phủ sóng của sản phẩm này tương đối rộng khắp cả về số lượng lẫn thương hiệu trên thế giới. Tuy nhiên một điều đáng tiếc đó là có tới 90% hàng tự xưng là "xách tay" đều là hàng giả, hàng nhái.

my pham

Có tới 90% mỹ phẩm 'xách tay' là hàng giả, hàng nhái. Ảnh minh họa

Thậm chí, các sản phẩm, mỹ phẩm chức năng hiện bán trên kênh thương mại điện tử rất nhiều nhưng lại không có ai kiểm soát. Hàng gian, hàng giả rất nhiều dù ngành hàng này liên quan mật thiết đến sức khỏe của con người, cần đảm bảo chất lượng.

Theo quy định tại Thông tư 06/2011 của Bộ Y tế quy định về việc nhập khẩu mỹ phẩm nhập khẩu, trong một số trường hợp đặc biệt, mỹ phẩm phải làm thủ tục nhập khẩu tại cơ quan Hải quan theo quy định. Tổng trị giá hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu và không phải thực hiện công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu trong định mức 1 triệu đồng. Các mẫu mỹ phẩm nhập khẩu dưới các hình thức này đều không được phép đưa ra lưu thông trên thị trường. Ngoài ra, các mặt hàng mỹ phẩm phục vụ cho các đoàn ngoại giao, nhân viên đại sứ quản, thì cũng phải có các văn bản xác nhận chỉ dành riêng cho các nhân viên ngoại giao, đại sứ quán và cũng không được phép bán ra ngoài.

Tiến sỹ Nguyễn Văn Lợi - Trưởng phòng mỹ phẩm, Cục quản lý dược, Bộ Y tế cho biết, trong các văn bản quy định của Nhà nước không bao giờ có thuật ngữ hàng xách tay. Do vậy, mỹ phẩm xách tay chính là mầm mống, là đầu mối của các hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả.

Khi sử dụng phải mỹ phẩm kém chất lượng thường không có những chất bảo vệ da hoặc đơn giản nó chứa những thành phần không tốt cho da dẫn đến việc hiện tượng gây kích ứng da là dễ hiểu.

Các dấu hiệu thường thấy khi da bị kích ứng, dị ứng với mỹ phẩm là sau khi sử dụng vài phút hoặc nhiều giờ, nạn nhân bắt đầu cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, da mẩn đỏ hoặc nổi mụn. Cảm giác ngứa ngáy cho người sử dụng là vô cùng khó chịu. Khi gặp những dấu hiệu này chị em hãy ngừng sử dụng ngay lập tức và tìm đến bác sĩ da liễu hoặc bệnh viện gần nhất để có được sự điều trị kịp thời tránh những tác hại khó lường sau này.

Mỹ phẩm giả, nhái còn gây ung thư da và lão hóa da rất nhanh. Bởi những loại mỹ phẩm giả, mỹ phẩm không có nguồn gốc sẽ dùng những hóa chất cực mạnh gây bào mòn da khiến da trắng và mịn nhanh chóng tức thời. Thậm chí chúng còn có thể gây nhiễm độc chì. Việc sử dụng mỹ phẩm có chì tuy không biểu hiện ngay nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ

Không những được coi là “mầm mống” gây lên vấn nạn mỹ phẩm giả, mỹ phẩm nhái, thì một số loại mỹ phẩm xách tay cũng chưa chắc đã phù hợp với làn da của người Châu Á. Bởi vì điều kiện thời tiết, cấu trúc làn da cũng như sở thích thói quen… của người Châu Âu, Châu Mỹ cũng khác với người Châu Á.

Theo VietQ

comment Bình luận

largeer