Nguyên nhân và cách điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ, cha mẹ nên biết

Bệnh thủy đậu xảy ra ở trẻ em là chủ yếu, nhất là trẻ từ 5 - 9 tuổi. Thời gian từ lúc nhiễm phải siêu vi, đến lúc phát ra bệnh hay còn gọi là thời gian ủ bệnh khoảng 2 – 3 tuần.
24/08/2018 10:00

Bệnh thủy đậu là do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân. Loại virus này chủ yếu lây qua đường hô hấp, người không bị bệnh dễ bị nhiễm bệnh nếu hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi. Ngoài ra, khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu, bệnh có thể lây từ bóng nước khi bị vỡ ra, lây từ vùng da bị tổn thương hoặc lở loét từ người mắc bệnh.

Nguyen nhan va cach dieu tri benh thuy dau o tre, cha me nen biet

 

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ, cha mẹ nên biết. Bệnh thủy đậu xảy ra ở trẻ em là chủ yếu, nhất là trẻ từ 5 - 9 tuổi

Thông thường, bệnh thủy đậu xảy ra ở trẻ em là chủ yếu, nhất là trẻ từ 5 - 9 tuổi. Thời gian từ lúc nhiễm phải siêu vi, đến lúc phát ra bệnh hay còn gọi là thời gian ủ bệnh khoảng 2 – 3 tuần. Theo đó, tuy đây là một bệnh lành tính nhưng cần được phát hiện sớm và chăm sóc chu đáo, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não và màng não. Do vậy, cần căn cứ vào các triệu chứng của bệnh để phát hiện và điều trị kịp thời.

Dấu hiệu thủy đậu ở trẻ

Trong giai đoạn đầu, bệnh mới khởi phát nên trẻ sẽ có các biểu hiện như sốt, đau đầu, đau cơ, một số trường hợp có thể không có một triệu chứng nào.

Tiếp theo là giai đoạn phát ban, lúc này trẻ sẽ xuất hiện những nốt ban màu hồng có đường kính vài milimet, sau 1 - 2 ngày mới xuất hiện các nốt đậu. Ngoài ra, sẽ xuất hiện phỏng nước ở mặt, ngực và lưng sau đó lan dần khắp cơ thể. Mụn bóng nước ban đầu chứa chất dịch màu trong sau một ngày sẽ chuyển sang đục như mụn mủ.

Sau 2 -3 ngày phát bệnh, các nốt mụn này sẽ đống vẩy và mọc hết đợt này đến đợt khác nhau trên cùng một vùng da và mẹ sẽ thấy nhiều dạng khác nhau như đỏ rát, mụn nước trong, mụn nước đục, mụn đóng vẩy…

Ở giai đoạn cuối thì trẻ sẽ dần phục hồi và sẽ khỏi trong khoảng 1 - 2 tuần nếu không có biến chứng gì. Theo đó, các nốt mụn sẽ đóng vẩy, khô lại rồi mất đi rất nhanh. Tuy nhiên, cần phải chăm sóc đúng cách sẽ không để lại sẹo, đồng thời sức khỏe sẽ dần phục hồi như giảm sốt, ăn uống lại bình thường, hết đau họng, hạch sau tai,...

Biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu

Tuy thủy đậu là căn bệnh lành tính nhưng cũng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan…, thậm chí có thể gây tử vong.

Empty

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ, cha mẹ nên biết. Khi trẻ bị thủy đậu cần cách lý trẻ với mọi người để tránh lây nhiễm

Ngoài ra, thủy đậu cũng có thể dẫn đến bệnh viêm phổi. Viêm não do thủy đậu cũng xảy ra nhưng hiếm: Sau thủy đậu trẻ bỗng trở nên vật vã, kích thích, nhiều khi kèm theo co giật, hôn mê. Những trường hợp này có thể mang di chứng thần kinh lâu dài như bị điếc, chậm phát triển, động kinh.

Cách chăm sóc trẻ bị thủy đậu

Khi trẻ bị thủy đậu cần cách lý trẻ với mọi người để tránh lây nhiễm. Tất cả đồ dùng các nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng, bát đũa,... cần phải dùng riêng.

Thường xuyên tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ. Lưu ý, cần rửa tay, cắt móng tay và đeo găng tay khi vệ sinh cho trẻ để tránh cào, gãi các nốt đậu khiến nốt đậu bị vỡ lây lan sang vùng da cạnh và để lại sẹo lõm.

Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để tránh cọ xát các nốt thủy đậu gây vỡ.

Đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có cách điều trị thích hợp.

comment Bình luận

largeer