Xét nghiệm kháng thể thủy đậu ở đâu?

Xét nghiệm kháng thể thủy đậu ở đâu? Khi có những biểu hiện như nổi mẩn đỏ, vỡ bọng nước, sốt... thì việc đến bệnh viện xét nghiệm thủy đậu là rất cần thiết để được chữa trị kịp thời nhất.
27/01/2018 15:15

Triệu chứng người bị thủy đậu

Thủy đậu được gây ra bởi virut thủy đậu (Varicellavirus) thuộc họ Herpesviridae. Thời gian ủ bệnh của viruts này từ 14-16 ngày sau khi tiếp xúc với người bị bệnh thủy đậu.

Những dấu hiệu của người bị thủy đậu như:

- Ngứa nổi mẩn đỏ

- Mụn nước nổi nên vỡ ra và dần đóng vảy.

- Phát ban kèm theo sốt, đau bụng, nhức đầu, ho khan...

xet nghiem khang the thuy dau o dau

Trên thực tế, thủy đậu là một bệnh nhẹ, chỉ cần người bệnh kiêng khem và dùng thuốc để diệt trừ virut là sẽ khỏi. Tuy nhiên với những nhóm đối tượng có thể bị biến chứng và nguy hiểm cao là:

- Trẻ sơ sinh và trẻ sơ sinh có mẹ không bao giờ có bệnh thủy đậu hoặc chủng ngừa.

- Thanh thiếu niên.

- Người lớn.

- Phụ nữ mang thai.

- Những người có hệ thống miễn dịch đang bị suy yếu do thuốc, chẳng hạn như hóa trị, hoặc bệnh khác.

- Những người được dùng thuốc steroid cho một bệnh, chẳng hạn như trẻ em bị suyễn.

- Người với viêm da eczema.Một biến chứng thường gặp của thủy đậu là một bệnh do vi khuẩn của da. Thủy đậu cũng có thể dẫn đến viêm phổi hoặc hiếm khi viêm não, cả hai đều có thể rất nghiêm trọng.

Xét nghiệm kháng thể thủy đậu ở đâu?

Đây là một xét nghiệm máu để kiểm tra xem bạn có đang sản xuất các kháng thể với virus thủy đậu.

Nếu kết quả xét nghiệm máu cho thấy rằng bạn có các kháng thể, bạn sẽ được bảo vệ một cách tự nhiên từ các virus. Nếu bạn không có các kháng thể, bạn sẽ cần phải được theo dõi chặt chẽ để xem nếu bạn phát triển các triệu chứng bệnh thủy đậu.

Để có kết quả xét nghiệm nhanh chóng mà không phải di chuyển nhiều bạn có thể gọi dịch vụ xét nghiệm tại nhà. Bên cạnh đó bạn cũng có thể đến bệnh viện để xét nghiệm nhưng thời gian chờ đợi kết quả lâu hơn.

Thường các y tá, bác sĩ sẽ lấy huyết thanh, chất dịch bọng nước của người nghi bị thủy đậu để xét nghiệm.

xet nghiem khang the thuy dau o dau.jpg 1

Hiện nay phương pháp xét nghiệm phổ biến là: Phân lập vi rút trên nuôi cấy tế bào. Xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang trực tiếp tìm kháng nguyên vi rút. Xét nghiệm PCR tìm ADN của vi rút. Phát hiện tăng hiệu giá kháng thể trong huyết thanh. Những xét nghiệm này thường không yêu cầu, nhưng có ích trong những trường hợp khó chẩn đoán và trong nghiên cứu dịch tễ học.

Xét nghiệm cận lâm sàng để:

+ Đánh giá tình trạng nhiễm trùng: CTM, CRP, Máu lắng, Procalcitonin, 

+ Tìm nguyên nhân bệnh: Kháng thể IgM, IgG hoặc kháng nguyên bằng phươNg pháp PCR. 

+ Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh virus khác: Chân tay miệng: EV71; sốt xuất huyết: NS1, sởi: Meals IgM, PCR hoặc sốt phát ban Rubella,…

-  Chẩn đoán biến chứng: Khám TMH, chụp xquang tim phổi, xét nghiệm chức năng gan, thận, cấy mãu, xét nghiệm dịch não tủy …

Cách phòng bệnh thủy đậu

- Tiêm vaccine cho trẻ > 9 tháng và người lớn chưa có miễn dịch, đặc biệt phụ nữ chuẩn bị mang thai.

- Lưu ý: không tiêm vaccine thủy đậu khi đang sốt, mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải, phụ nữ mang thai, dị ứng với các thành phần của vaccin.

- Cần phát hiện sớm, cách ly người bệnh từ khi phát hiện cho đến sau khi ban mọc đợt cuối 5 ngày.

xet nghiem khang the thuy dau o dau.jpg 1

- Người bệnh cần được sử dụng riêng các vật dung cá nhân như khăn mặt, chậu...

- Mang khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh và dịch tiết của người bệnh.

- Rửa tay bằng xà phòng hay các chất sát khuẩn sau khi chăm sóc người bệnh hoặc khi tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh.

- Giữ vệ sinh môi trường.

comment Bình luận

largeer