Ẩm thực liệu pháp

Ẩm thực liệu pháp là phương pháp cơ bản, đơn giản không chỉ đơn thuần có tác dụng bổ dưỡng nâng cao, điều hòa sức khỏe, chống mệt mỏi... cho con người mà còn góp phần phòng ngừa, điều trị bệnh tật, đặc biệt đối với người cao tuổi.
06/11/2020 09:17

Hiểu về  “Ẩm thực liệu pháp”

“Ẩm thực liệu pháp” tức điều trị hay phòng bệnh bằng phương pháp ăn uống. Dùng thực phẩm, gia vị có tính bổ dưỡng, trị bệnh hay phòng bệnh. Người Việt Nam hay có câu “ Y trị không bằng thực trị” để đề cao tầm quan trọng của phương pháp chữa và phòng bệnh bằng “Ẩm thực liệu pháp”. Danh y Tuệ Tĩnh có câu: “Ăn là cách dùng thuốc hay nhất”, hoặc “3 phần chữa 7 phần dưỡng”.

Muốn có sức khỏe phải đảm bảo hài hòa 4 yếu tố căn bản: Một là Dinh dưỡng cơ thể phải được cân bằng (nói vai trò của ăn uống); Hai là Tâm lý phải thoải mái (tránh những áp lực và chấn thương tinh thần); Ba là Duy trì nghỉ ngơi và giấc ngủ phải đầy đủ; Bốn là Làm việc và tập luyện phải hợp lý. Theo các nhà nghiên cứu, hơn 90% con người không thực hiện tốt đầy đủ các yếu tố này làm mất cân bằng âm dương mà sinh bệnh tật.

Cơ thể chúng ta luôn trong tình trạng mất cân bằng âm dương, đó là thừa và thiếu trong ăn uống hằng ngày. Thừa các chất đường, đạm, mỡ; độc tố như các chất bảo quản, thực phẩm kém chất lượng, các gốc tự do... Thiếu các chất khoáng như canxi, sắt, đồng, magie, kẽm...; chất xơ, các vitamin... và nhiều nguyên tố vi lượng khác.

am thuc lieu phap 2

Biện chứng trong dược thiện

Tây y cũng có đề cập đến vấn đề ăn uống trị bệnh nhưng lấy thước đo là Protein,  Calorie,  Vitamin…. Đông y khác hơn,  phong phú và phức tạp hơn, đặt tiêu chuẩn đo lường  là Âm dương, cho rằng hệ thống âm dương quân bình là không bệnh. Calorie,  Protein tương đương với dương tính,  ít Calorie,  protein tương đương với âm tính. Chia thành hai nguyên tắc như sau:

Nguyên tắc thứ nhất: của ăn uống là ĐIỀU ĐỘ và TIẾT CHẾ,  nhưng nên nhớ rằng nếu có người bệnh vì dư ăn thì cũng có người bệnh vì thiếu ăn.

Nguyên tắc thứ hai: là ăn uống sao cho trong cơ thể được quân bình ÂM DƯƠNG .

Nguyên tắc thứ ba: là phải biết dùng thức ăn bổ dưỡng thích hợp với TẠNG của mình.

Nguyên tắc cơ bản của ẩm thực liệu pháp cũng dựa trên biện chứng luận trị, đó là phương pháp: Hư thì bổ, thực thì tả; hàn dùng nhiệt trị, nhiệt dùng hàn trị; ôn dùng thanh trị, lương dùng ôn trị…Khi dùng dược thiện nên căn cứ vào âm dương, hư thực, hàn nhiệt của chứng để phối hợp ăn uống. Thông thường, phong tý nên dùng hành, gừng là những thứ tân ôn phát tán; hàn tý nên dùng hồ tiêu, can khương là những thứ ôn nhiệt, không được dùng những đồ sống lạnh; thấp tý nên dùng phục linh, ý dỹ…Nhiệt tý thông thường là thấp nhiệt tà đan chéo nhau, dược thiện nên dùng giá đỗ tương, giá đỗ xanh, mướp, bí đao…mà không nên ăn thịt dê và những đồ ăn cay nóng kích thích.

Nấu nướng cần hợp lý như những thức ăn để điều trị bệnh, thông thường không nên dùng các phương pháp xào, nướng, hầm, rang nổ để tránh làm hỏng những thành phần có tác dụng hoặc làm biến đổi tính chất. Nên dùng phương pháp chưng, luộc, nấu canh… Mục đích của nấu nướng làm cho thức ăn có mùi vị thơm ngon, dễ ăn lại giữ được dược tính trong đó.

Làm sao để ăn uống hằng ngày đảm bảo sức khỏe

Ăn phải đủ nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày, nghĩa là phải đủ về chất và lượng (không thiếu đạm, không thiếu vitamin và khoáng chất; đừng chỉ đạm mà thiếu rau, đừng chỉ rau mà thiếu đạm...). Đồng thời không tạo nên sự dư thừa và cũng đừng tạo nên sự thiếu hụt. Tránh kiểu ăn theo khoái khẩu, ăn uống nhiều thứ độc hại như rượu bia quá mức, ăn đạm, dầu mỡ quá nhiều mà thiếu rau, chất xơ dẫn đến béo phì và mắc các bệnh lý chuyển hóa như tăng mỡ máu, tăng đường huyết, tăng axit uríc, tăng huyết áp… Hoặc lựa chọn thức ăn không phù hợp với bệnh lý như bị vữa xơ động mạch lại vẫn ăn nhiều thức ăn nhiều đạm mỡ, thiếu các chất xơ, các vitamin. Chế biến thức ăn chín, nhừ dễ tiêu hóa hấp thu hơn là rán, nướng và chưa chín, không tốt cho những người đường ruột yếu… Hay định lượng cân đối trong các bữa ăn về chất và lượng. Lựa chọn chế biến thức ăn theo mùa.

am thuc lieu phap

Lựa chọn thức ăn phù hợp tuổi tác vô cùng quan trọng. Người cao tuổi, hoạt động hệ tiêu hóa suy giảm, tuyến nước bọt tiết ít nên ăn không ngon miệng, ảnh hưởng đến nhu cầu dinh dưỡng. Bên cạnh đó, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường, máu nhiễm mỡ... rất cao. Vì thế, ngoài việc duy trì cơ thể khỏe mạnh thì một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học sẽ giúp nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ đáng kể. Người cao tuổi nên hạn chế ăn thịt, tăng cường ăn cá vì cá có nhiều chất đạm quý, dễ tiêu, ít sinh khí hơn thịt lại có nhiều axit béo không no rất cần thiết. Các món ăn nên chế biến theo cách hấp hoặc luộc để đảm bảo hàm lượng các vitamin và khoáng chất, tránh các đồ xào, rán chứa nhiều mỡ. Ưu tiên các loại rau và hoa quả. Nên ăn nhạt, nhất là những người bị tăng huyết áp; hạn chế đường, uống nước ngọt và ăn bánh kẹo. Chỉ nên dùng chất đường có nguồn gốc từ chất bột như cơm, bánh mì, bún, phở... vì các chất đường này được tiêu hóa, hấp thu từ từ, dự trữ ở gan và cơ, chỉ giải phóng ra từ từ tạo năng lượng theo nhu cầu hoạt động của cơ thể nên không làm tăng đường huyết đột ngột. Hạn chế chất béo vì sẽ bị mỡ trong máu cao. Cholesterol trong máu tăng gây nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, thiếu máu não, có thể bị xuất huyết não, liệt nửa người… Người cao tuổi cần giảm mỡ động vật, ăn dầu thực vật, ít ăn chất đường.

Phối hợp hài hòa âm dương trong ăn uống. Người Việt phân biệt 5 mức âm dương của thức ăn theo ngũ hành, bao gồm: Hàn (lạnh, âm nhiều, hành thủy), Nhiệt (nóng, dương nhiều, hành hỏa), Ôn (ấm, dương ít, hành mộc), Lương (mát, âm ít, hành kim), Bình (trung tính, hành thổ).

Khi chế biến thức ăn, phải tuân thủ nghiêm ngặt luật âm dương bù trừ và chuyển hóa khi kết hợp các loại lương thực, thực phẩm, gia vị với nhau tạo thành các món ăn có sự cân bằng âm - dương, thủy - hỏa.

Có như vậy, thức ăn mới có lợi cho sức khỏe và ngon miệng. Chẳng hạn: rau răm là nhiệt (dương) được ăn với trứng lộn là hàn (âm) thì ngon miệng, dễ tiêu hóa. Hoặc gừng là thứ gia vị nhiệt (dương) có tác dụng thanh hàn, giải cảm, nấu kèm với các loại thực phẩm như: cá, rau cải (kho cá, canh rau cải) là thực phẩm có tính hàn.

Chế độ ăn uống giúp một bệnh nhân ung thư thoát án tử

Câu chuyện thật được chia sẻ từ chính người trong cuộc về hành trình phát hiện, "chống chọi" lại căn bệnh hiểm nghèo và những phương pháp chăm sóc sức khoẻ đơn giản tại nhà.

Ông Phạm Quang Trung sinh năm 1949 cư trú tại phố Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa, Hà Nội phát hiện ung thư vào tháng 9/2015 khi có biểu hiện ho nặng, uống thuốc ho nhưng bệnh không hề thuyên giảm. Tới bệnh viện Giao thông Vận tải để kiểm tra, ông được bác sỹ cho đi nội soi dạ dày, thực quản. Sau 3 ngày, nhận được kết quả sinh thiết, kết luận ông bị ung thư biểu mô 1/3 dưới thực quản. Ngay sau đó, ông được bác sỹ làm thủ tục chuyển tới bệnh viện K3, cơ sở tại Tân Triều. Tại bệnh viện K, sau khi làm các thủ tục xét nghiệm cần thiết ông cũng nhận được kết quả tương tự. Lúc này ông mới thực sự tin mình mắc bệnh ung thư.

Được bác sỹ khuyên đi điều trị hóa trị, xạ trị nhưng ông từ chối xin về nhà tự chữa bệnh. Quyết định của ông khiến cho vợ con rất ngạc nhiên khi ông lại lựa chọn đông y để điều trị.

hay de thuc an la thuoc

Ông Trung tuân thủ nghiêm ngặt quá trình điều trị bao gồm uống thuốc nam tại nhà thuốc Thọ Xuân Đường (ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội) theo phác đồ của Tiến sĩ – Lương y Phùng Tuấn Giang chủ nhiệm Nhà thuốc kê và áp dụng một chế độ ăn uống đặc biệt. Ông bật mí:

Vào buổi sáng, chế độ ăn của ông Trung bao gồm: 15 ngọn húng quế, một quả dưa chuột, một ít lô hội (nha đam), một lát gừng, uống một quả dừa xiêm. Ăn xong những loại rau quả trên thì ăn sáng như bình thường.

“Bữa sáng tôi thường phải ăn thật no. Những món ăn vào bữa sáng của tôi có thể là cơm, có hôm tôi lại ăn phở, ăn bún hoặc ăn xôi…”, ông Trung chia sẻ.

Đến bữa trưa, ông Trung sử dụng các thực phẩm gồm: 1,4g rau diếp cá, một quả dưa chuột, một quả mướp đắng, một quả ớt chuông Đà Lạt, một quả dừa xiêm. Sau đó, ông ăn bữa trưa như bình thường nhưng chỉ ăn hơi no.

Vào buổi tối, ông thường ăn rất ít hoặc nhịn không ăn. “Thực đơn buổi tối của tôi cũng giống như buổi trưa, riêng nước dừa xiêm thì không cần uống. Ăn xong các loại rau thì tôi ăn cơm nhưng chỉ ăn một bát nhỏ, thậm chí có hôm tôi nhịn không ăn”, ông Trung cho biết.

Theo ông Trung, trong chế độ ăn uống nghiêm ngặt của mình, có hai nguyên tắc quan trọng bắt buộc người bị bệnh ung thư tuân thủ. Một là tuyệt đối không được ăn thịt bò và sữa vì nó tạo ra môi trường nuôi dưỡng tế bào ung thư. Hạn chế ăn thịt lợn, thịt gà và ưu tiên ăn cá. Hai là ăn chậm nhai kỹ, mỗi bữa ăn thường phải kéo dài từ 45 phút, thậm chí là một tiếng đối với người răng kém.

Ngoài bài tập vẩy tay vào buổi sáng, buổi chiều ông Trung chọn cách đi bộ nhẹ nhàng để thư giãn gân cốt, rèn luyện sức bền. Tuy nhiên, việc đi bộ cũng phải có bí quyết. “Một ngày tôi thường đi bộ 30 phút, tương đương với 3km. Tôi đi với tốc độ khoảng 1km trong 12-13 phút. Khoảng thời gian tôi đi bộ thường từ 3 giờ chiều trở đi”, ông chia sẻ. Với những bí quyết chữa bệnh của bản thân, người cựu chiến binh hy vọng những bệnh nhân ung thư khác cũng có thể áp dụng phần nào để đẩy lùi bệnh tật của mình, đồng thời sống lạc quan, yêu đời dù phải đối mặt với bệnh hiểm nghèo.

“Quan điểm của tôi là đã sống thì phải xác định sống - chết rất rõ ràng. Tức là tôi sống thì phải vui vẻ, nếu chết thì gia đình cũng không được bi lụy. Tôi cũng động viên gia đình và dòng họ để mọi có niềm tin rằng bệnh gì cũng có cách chữa trị. Chính vì vậy, tôi và gia đình rất lạc quan, không buồn đau khi có ai nhắc tới căn bệnh ung thư”, ông Trung tâm sự. Ông cho biết thêm mấy năm gần đây, sức khoẻ ông vẫn khoẻ mạnh, sinh hoạt tốt, ngày nào ông cũng rèn luyện thể dục thể thao và luôn giữ tinh thần lạc quan yêu đời.

Tiến sĩ – Lương y Phùng Tuấn Giang (nhà thuốc Thọ Xuân Đường) hiện tại đang là chủ tịch Tổ chức Quốc tế chữa bệnh bằng liệu pháp thiên nhiên tại Việt Nam, trong khám điều trị anh luôn nhắn nhủ, khuyên bệnh nhân nên thay đổi cách ăn uống, cải thiện lối sống và sinh hoạt hàng ngày để bệnh nhân có thể nhanh chóng khỏe mạnh. Anh cũng đưa ra công thức và phương pháp ăn uống tăng sức khỏe, chữa tiểu đường và các bệnh miễn dịch chuyển hóa vô cùng bổ ích với phương châm “hãy để thức ăn là thuốc, đừng để thuốc là thức ăn của bạn”.

Tình Vũ

comment Bình luận

largeer