Ăn cơm trắng có béo không

Ăn cơm trắng có béo không? Cơm là một món ăn không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của mọi gia đình Việt. Đây cũng là nét văn hoá ẩm thực đặc trưng với chế độ dinh dưỡng cao cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể, nâng cao sức khoẻ cho con người.
18/10/2017 15:07

Ăn cơm trắng có béo không

Cơm được nấu từ gạo tẻ và nước vừa đủ không cần thêm gia vị. Cơm trắng được nấu chín có thể chế biến thành các món ăn khác như cơm rang, cơm cháy, cơm tộ...

an com trang co beo khong 5

 

Ăn cơm trắng có béo không? Cơm được nấu từ gạo tẻ và nước vừa đủ không cần gia vị

Một số người cho rằng ăn cơm sẽ béo, điều này có đúng hay không, dưới đây sẽ là những thông tin hữu ích về món cơm trắng.

Thành phần dinh dưỡng có trong cơm trắng

Tinh bột là thành phần chủ yếu có trong cơm trắng. Khi được đưa vào cơ thể, tinh bột sẽ chuyển hoá thành glucose nuôi dưỡng các tế bào. Cùng với protein và chất béo, tinh bột là một trong những thành phần quan trọng bậc nhất trong chế độ dinh dưỡng của loài người cũng như nhiều loài động vật khác.

Theo tiếng Hy Lạp, tinh bột được gọi là amidon có công thức hoá học là (C6H10O5)n, còn trong tiếng anh có tên carbohydrate. Các loại thực vật như cây lúa, ngô và các loại khoai có chứa nhiều tinh bột rất tốt cho cơ thể.

an com trang co beo khong 2

 

Cơm trắng có chứa nhiều tinh bột

Tinh bột được chia làm hai loại là tinh bột tốt và tinh bột xấu được sử dụng hàng ngày. Tinh bột có trong gạo, bánh mì trắng... được xếp vào loại tinh bột xấu không có lợi cho cơ thể do lượng đường quá cao có thể biến thành axit béo tích tự thành mỡ. Với loại tinh bột tốt được người sử dụng dùng để giảm cân bởi thành phần đa glycemic thấp khi đưa vào cơ thể sẽ ổn định hơn và chuyển hoá đường thành chất béo từ từ vào máu.

Chất đạm (protein) thực vật có trong cơm trắng sẽ cung cấp cho cơ thể các amino acid để tạo mô bì, enzym đồng thời kích thích các tố chất và hợp chất kháng sinh. Các vitamin như B1, B2 và E cùng niacin cũng được tích hợp trong cơm trắng bổ sung nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Ngoài ra, cơm trắng còn chứa một ít chất sắt, kẽm và các chất khoáng như magie, kali, phospho, canxi.

an com trang co beo khong 3

 

Ăn cơm trắng có béo không? Cơm trắng có chứa chất đạm thực vật cung cấp cho cơ thể các amino acid

Ăn cơm trắng có lợi ích gì

Cơm trắng có hàm lượng dinh dưỡng dồi dào và mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ con người. Vậy đó là những lợi ích gì?

Ăn cơm trắng thường xuyên có tác dụng ngăn ngừa ung thư do chứa các loại sợi không hoà tan và hoạt động như một tấm lá chắn bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập, tăng trưởng của tế bào ung thư.

Với những người bị cao huyết áp khuyến khích ăn cơm trắng giúp ổn định và kiểm soát huyết áp vì vậy không nên bỏ bữa ăn cơm hàng ngày. Trong gạo có chứa hàm lượng natri thấp rất tốt cho người cao huyết áp. Ăn cơm đều đặn mỗi bữa cũng làm giảm nguy cơ mắc các căn bệnh về tim mạch.

an com trang co beo khong 4

 

Ăn cơm trắng giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Có thể bạn không biết, việc ăn cơm trắng thường xuyên còn giúp làm đẹp da do chứa nhiều các chất oxy hoá ngăn ngừa quá trình lão hoá da.

Các chất béo không có hại trong cơm góp phần làm giảm cholesterol trong cơ thể.

Cơm trắng rất giàu vitamin và các khoáng chất như niacin, canxi, chất xơ, riboflavin, sắt và thiamine cần thiết cho cơ thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và cân bằng các hoạt động chung của cơ thể.

Người béo có nên ăn cơm trắng không

Nhiều người tiêu dùng cho rằng việc ăn cơm trắng có chứa tinh bột sẽ béo lên và ảnh hưởng đến quá trình giảm cân. Nhưng thực tế, tinh bột mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể nếu bỏ qua rất dễ dẫn đến tình trạng mất sức và choáng vì thiếu chất.

Các chuyên gia dinh dưỡng đã nhận định rằng một người lớn chỉ cần ăn 3 chén cơm/bữa để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, cung cấp hàm lượng calo để cơ thể hoạt động và phát triển khoẻ mạnh.

an com trang co beo khong 6

 

Ăn cơm trắng nhiều làm đẩy nhanh nguy cơ thừa năng lượng dẫn đến béo phì

Với những người hoạt động chân tay, phần lớn ăn nhiều hơn 3 chén/bữa cùng các món ăn kèm theo có chứa không ít tinh bột. Điều này làm đẩy nhanh nguy cơ thừa năng lượng dẫn đến thừa cân và béo phì từ tinh bột.

Trưởng khoa Dinh dưỡng bệnh viện 198 - Thạc sĩ Doãn Tường Vi cho biết, tinh bột là một trong những tác nhân chính gây ra mỡ thừa tại vùng bụng, mông và đùi. Tinh bột có hàm lượng cao trong cơm trắng, bánh mì, bột mì... Chính vì vậy, những người đang trong quá trình giảm cân, tập luyện hay duy trì cân nặng có thể cắt giảm lượng tinh bột tiêu thụ hàng ngày.

an com trang co beo khong

 

Ăn cơm trắng có béo không? Cần duy trì tập luyện và cắt giảm lượng tinh bột tiêu thụ hàng ngày

Có ý kiến cho rằng thực phẩm có tinh bột không làm tăng cân và chỉ có cách chế biến không đúng cách mới ảnh hưởng đến trọng lượng của cơ thể cho nên tinh bột không ảnh hưởng xấu đến cơ thể.

comment Bình luận

largeer