Ăn mít như thế nào để không bị nóng và tốt nhất cho sức khỏe?
Mít chính là một trong những loại quả thơm ngon được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không phải ai cũng sẵn sàng ăn mít trong mùa hè vì cho rằng loại quả này có tính nóng cao, lại có mùi thơm nồng bám trên da, tóc và quần áo mọi người lâu. Tuy nhiên, ăn mít với một lượng vừa phải và đúng cách sẽ rất tốt cho sức khỏe của bạn.
Trong những múi mít chín có chứa rất nhiều vitamin A, C, canxi, kali, magiê và nhiều chất dinh dưỡng khác rất có lợi cho sức khỏe. Vì thế, ăn mít thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh ung thư, duy trì vẻ đẹp cho làn da…
Ăn mít thưởng xuyên góp phần tăng cường hệ miễn dịch, làm đẹp da
Cách ăn mít mang lại nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể
Không ăn mít khi bụng đói bởi ăn lúc đói sẽ khiến cơ thể bị đầy bụng, khó tiêu, chỉ nên ăn mít từ 1-2 tiếng sau khi ăn cơm, nhai thật kỹ.
Không nên ăn mít vào chiều tối hoặc tối vì mít sẽ khiến bạn nóng và cảm thấy khó tiêu hơn.
Nên ăn với lượng vừa phải chứ không ăn quá nhiều một lúc. Với những người mắc bệnh mãn tính, bạn chỉ nên ăn tối đa 80 g (khoảng 3-4 múi mít/ngày).
Nên ăn mít kèm với những hoa quả chín khác để cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Nếu người nóng trong, hay nổi mụn nhọt, khi ăn mít thì cần bổ sung đủ nước (2-2,5l/ngày) và rau xanh (200-300 g/ngày).
Không nên ăn quá nhiều mít chín cùng một lúc

Những người không nên ăn mít
Những người có cơ địa hay bị mọc mụn nhọt, rôm sảy, hay bị chắp lẹo mắt không nên ăn nhiều mít, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng. Vì hàm lượng đường cao trong quả mít chín sẽ làm tăng lượng đường trong máu – đây chính là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển, nhất là tụ cầu, nguyên nhân gây nên tình trạng mụn nhọt, chốc lở.
Một số người tuyệt đối không được ăn mít nếu là bệnh gan nhiễm mỡ, bệnh tiểu đường, bệnh suy thận mạn, người bị suy nhược, có sức khỏe yếu thì không nên ăn, hoặc nếu muốn thì cũng chỉ nên ăn để thưởng thức, vì lượng đường trong mít sẽ hấp thu nhanh khiến đường huyết tăng cao, nóng gan sẽ không tốt cho gan, thận...
Nên ăn mít cùng thạch, sữa chua và những loại hoa quả khác
Cách chọn mít ngon
Mít dai: Cùi dày, giòn, vàng nhạt và vị thường ngọt đậm.
Mít mật (hay còn gọi là “mít ướt”) có màu vàng tươi, múi mềm, hơi nát, vị ngọt mát.
Nên chọn những quả vỏ đều, không có những chỗ eo hay lõm vì đó là những chỗ mít dễ sâu, quả cứng hoặc nhiều xơ.
Chọn những quả mít có gai to, đều, gai mít không dài hay nhọn và khoảng cách giữa các gai mít cách xa nhau để có được những múi mít thơm ngon nhất.
Theo Doanhnghiepvn.vn

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 3 at 12:01 pm -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am