Bắc Giang tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh dại trên người
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Y tế tăng cường công tác tuyên truyền phòng, chống bệnh dại ở người: Tính chất nguy hiểm của bệnh dại, các biện pháp phòng, chống bệnh dại ở người, cách sơ cứu khi bị chó, mèo nghi dại cắn, tác dụng của việc tiêm vaccine phòng dại, huyết thanh kháng dại, không chữa bệnh dại bằng thuốc đông y hoặc các biện pháp chưa được Bộ Y tế công nhận…
Tổ chức tập huấn về chuyên môn, chỉ định, kỹ thuật tiêm vaccine, huyết thanh kháng dại cho cán bộ y tế; kỹ năng điều tra, giám sát, chẩn đoán xác định, xử lý ổ dịch. Chỉ đạo các cơ sở tiêm chủng dự trù đầy đủ vaccine và huyết thanh kháng dại để phục vụ nhu cầu của người dân trên địa bàn.
Tổ chức tiêm phòng và điều trị dự phòng bệnh dại kịp thời cho người bị động vật cắn. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác tiêm vaccine dại và huyết thanh kháng dại cho người. Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sử dụng các phương pháp chưa được công nhận, sử dụng thuốc chưa được phép lưu hành để khám, điều trị cho người nghi bị bệnh dại hoặc người bị chó, mèo cắn.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) tổ chức truyền thông sâu rộng về quản lý chó, mèo và các biện pháp phòng, chống bệnh dại; trách nhiệm phải đưa vật nuôi chó, mèo đi tiêm phòng dại đẩy đủ, định kỳ. Tăng cường giám sát, điều tra, lấy mẫu bệnh phẩm, xử lý ổ dịch dại trên người và động vật.

(Ảnh: Bacgiang.gov)
Tổ chức tập huấn chuyên môn cho cán bộ thú y để nâng cao kỹ năng giám sát, những biện pháp phòng ngừa lây nhiễm virus bệnh dại, đánh giá nguy cơ, điều tra và xử lý ổ dịch bệnh dại. Phối hợp với các địa phương đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng dại cho đàn chó, mèo trên toàn tỉnh, bảo đảm tỷ lệ tiêm phòng năm 2024 đạt 100%. Tổ chức kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn công tác phòng, chống dại tại các địa phương có nguy cơ cao về bệnh dại, các địa phương có tỷ lệ tiêm phòng dại cho đàn chó, mèo đạt thấp.
Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo Báo Bắc Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, tăng thời lượng phát sóng, số lượng tin bài về tính chất nguy hiểm của bệnh dại và các biện pháp phòng, chống bệnh dại ở người. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân chấp hành nghiêm quy định của pháp luật trong việc nuôi, quản lý chó, mèo và tiêm vaccine phòng dại cho chó, mèo đầy đủ; khi cho chó ra đường phải có dây dẫn, rọ mõm, không thả rông nhất là ở nơi đông người. Tính chất nguy hiểm của bệnh dại, các biện pháp phòng, chống bệnh dại ở người, cách sơ cứu khi bị chó, mèo nghi dại cắn, tác dụng của việc tiêm vaccine phòng dại, huyết thanh kháng dại. Khuyến cáo người dân không chữa bệnh dại bằng thuốc đông y hoặc các biện pháp chưa được Bộ Y tế công nhận…
Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường truyền thông học đường về phòng, chống bệnh dại. Hướng dẫn cho trẻ em cách phòng tránh chó, mèo cắn và thông báo cho cha, mẹ hoặc người thân ngay sau khi bị chó, mèo cắn.
UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo đẩy nhanh công tác tiêm vaccine phòng bệnh dại cho chó, mèo, hoàn thành sớm chỉ tiêu được giao; báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh kết quả tiêm vaccine phòng bệnh dại cho chó, mèo trên địa bàn (qua Sở NN&PTNT). Đẩy mạnh giám sát, cảnh báo và áp dụng các biện pháp phòng, chống bệnh dại. Phát hiện sớm các ổ dịch dại hoặc nghi dại trên động vật để có biện pháp xử lý kịp thời, không để lây nhiễm bệnh dại sang người.
Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người nuôi chó, mèo với cộng đồng do tính chất nguy hiểm của bệnh dại chó, mèo; coi phòng bệnh dại cho chó, mèo là biện pháp phòng bệnh chủ động hiệu quả nhất cho người. Khi phát hiện chó, mèo có triệu chứng nghi dại phải báo ngay chính quyền địa phương, cơ quan Thú y để kịp thời xử lý ổ dịch dại.
Chỉ đạo phối hợp liên ngành y tế - thú y trong việc giám sát, lấy mẫu bệnh dại trên động vật dựa vào người bị động vật cắn đi tiêm phòng. Tăng cường xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định pháp luật trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.
Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh lồng ghép tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống bệnh dại tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị được biết để áp dụng các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.
Diệu Hoa

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Phát hiện thêm công dụng mới trong thuốc điều trị ung thư của Singapore
Các nhà nghiên cứu Singapore phát hiện ra rằng một loại thuốc điều trị ung thư do nước này phát triển có thể trở thành thuốc điều trị mới cho 2 nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu thế giới.July 16 at 8:04 am -
Thái Lan sản xuất thuốc điều trị ung thư nhắm đích đầu tiên được phát triển trong nước
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan đã sản xuất thuốc viên điều trị ung thư nhắm đích đầu tiên – có tên Imcranib 100 - hoàn toàn được phát triển trong nước. Đây là kết quả của tầm nhìn khoa học và sự lãnh đạo của Công chúa hoàng gia Thái Lan - Giáo sư Tiến sĩ Chulabhorn Krom Phra Srisavangavadhana.July 15 at 9:13 am -
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am