Bắc Giang tăng cường công tác phòng, chống cúm A/H5N1 từ gia cầm lây nhiễm sang người
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị trong ngành tăng cường giám sát, điều tra dịch tễ các trường hợp nghi nhiễm cúm gia cầm, phát hiện sớm các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính, hội chứng viêm phổi nặng do virus và hội chứng cúm để phát hiện kịp thời ca bệnh cúm A (H5N1). Phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan, các địa phương xử lý sớm, triệt để ổ dịch ngay từ khi phát hiện. Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sẵn sàng thu dung, cách ly, điều trị theo quy định của Bộ Y tế; đảm bảo đầy đủ thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, hóa chất, sinh phẩm phục vụ khám bệnh, chữa bệnh và phòng, chống dịch.
Khi phát hiện trường hợp mắc/nghi ngờ phải thông báo ngay cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để có các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời và lấy mẫu xét nghiệm gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xét nghiệm chẩn đoán xác định; quản lý ca bệnh và xử lý không để bệnh lây lan ra cộng đồng. Thực hiện nghiêm công tác thống kê, báo cáo bệnh truyền nhiễm theo quy định tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Cục Y tế dự phòng.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm (Cúm A). Tăng cường giám sát, phát hiện sớm và tổ chức điều tra, xử lý triệt để, hiệu quả ổ dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Tuyệt đối không để dịch bệnh lây lan diện rộng. Phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế trong công tác phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người theo quy định của Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT ngày 27/5/2013 của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và PTNT. Tăng cường đào tạo, tập huấn về các nội dung phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người cho cán bộ thú y tuyến cơ sở.

(Ảnh: Bacgiang.gov)
Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan truyền thông trên địa bàn đẩy mạnh tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống cúm gia cầm lây nhiễm sang người, trong đó tập trung vào các nội dung như: Không ăn gia cầm và các sản phẩm chế biến từ gia cầm ốm, chết, không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn. Hạn chế tiếp xúc, giết mổ, ăn các loại động vật hoang dã, đặc biệt là chim. Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
UBND các huyện, thị xã, thành phố theo dõi sát tình hình dịch cúm gia cầm tại địa phương. Tăng cường giám sát chặt chẽ người nhập cảnh nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ/mắc bệnh, nhất là người giết mổ, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm sống, người có tiền sử đến/về từ các khu vực đang có dịch (dịch trên gia cầm và ở người). Tăng cường truyền thông về các biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm lây sang người tại các khu vực có nguy cơ cao và những người chăn nuôi, buôn bán, giết mổ gia cầm về nguy cơ mắc bệnh, các biện pháp phòng, tránh, khuyến cáo mạnh mẽ người dân không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc; thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong giết mổ, chế biến gia cầm và các sản phẩm của gia cầm, không ăn tiết canh, không sử dụng gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân. Chỉ đạo phối hợp liên ngành giữa cơ quan y tế, cơ quan thú y và các ban, ngành tại địa phương trong việc giám sát phát hiện dịch cúm trên gia cầm đặc biệt tại các chợ, kịp thời chia sẻ thông tin về tình hình dịch bệnh trên gia cầm và triển khai phối hợp trong điều tra, xử lý ổ dịch. Bảo đảm kinh phí, sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện hỗ trợ kịp thời cho địa phương triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch.
Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh tích cực, chủ động tuyên truyền về bệnh cúm gia cầm lây nhiễm sang người tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị được biết để áp dụng các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.
Diệu Hoa

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xóa sổ vĩnh viễn Amidan quá phát 5 lần/năm bằng Coblator
Coblator là phương pháp vượt trội, đem đến trải nghiệm cắt amidan ít đau, ít chảy máu, nhanh chóng hồi phục. Câu chuyện của anh L.T.T tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc (TCI) là minh chứng điển hình cho hiệu quả của phương pháp này.June 18 at 8:30 am -
Hơn 1 triệu khách hàng thành công thoát mụn - “Con số biết nói” khẳng định chất lượng vượt trội của Phòng khám Da liễu LG
Nhu cầu điều trị mụn bằng phương pháp y khoa an toàn, bài bản ngày càng được chú trọng hơn bao giờ hết. Tại TP. HCM, Phòng khám Da liễu LG được nhiều người lựa chọn như một điểm đến tin cậy để cải thiện làn da, nhờ quy trình điều trị chuyên sâu, đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao cùng hệ thống công nghệ hiện đại.June 17 at 11:58 am -
Ninh Bình: Khai trương cửa hàng Alosuckhoe.vn Yên Mô - Mô hình mẫu của Đề án Người cao tuổi khởi nghiệp
Sáng ngày 14/6/2025, tại xóm 7, thôn Đồng Nhân, xã Khánh Thượng, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, hệ thống siêu thị chăm sóc sức khỏe AloSuckhoe.vn đã chính thức khai trương quầy hàng mới - được xem là mô hình mẫu đầu tiên của đề án “Người cao tuổi khởi nghiệp” trên địa bàn tỉnh.June 16 at 4:53 pm -
Những loại sinh tố mùa hè hỗ trợ thanh lọc thận
Sinh tố từ các loại trái cây và rau củ giàu chất chống ôxy hóa, kali, vitamin C có công dụng hỗ trợ thanh lọc thận.June 13 at 5:33 pm