Bắc Giang tập trung triển khai các biện pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng phá rừng tự nhiên

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Giang có văn bản đề nghị UBND các huyện, thành phố, Chi cục Kiểm lâm và các chủ rừng trên địa bàn tỉnh tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng phá rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh.
05/05/2022 16:33

Theo đó, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo UBND cấp xã trong công tác bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng tại địa phương; tổ chức thực hiện tốt vai trò trách nhiệm bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Nghị quyết số 249-NQ/TU; xem xét trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng chặt phá rừng tự nhiên tại địa phương nhưng chưa có biện pháp chỉ đạo ngăn chặn xử lý kịp thời, hiệu quả.

bg
bg1
bg2

Chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với UBND cấp xã khẩn trương lập hồ sơ, khởi tố vụ án hình sự (nếu đủ căn cứ) để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các vụ chặt phá rừng; nắm bắt thông tin dư luận, điều tra, xác minh xem có sự bao che, tiếp tay của cán bộ, công chức trong các vụ việc phá rừng hay không, kiên quyết xử lý vi phạm.

Chấn chỉnh lại hoạt động các Tổ công tác của huyện, xã; phải phân công nhiệm vụ, gắn trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên của tổ công tác trong công tác bảo vệ rừng, ngăn chặn, xử lý tình trạng phát, phá rừng trên diện tích quản lý. Kịp thời biểu dương, khen thưởng đối với những cá nhân có thành tích; đồng thời xem xét xử lý trách nhiệm đối với cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được phân công.

UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương tuyên truyền để người dân hiểu rõ diện tích rừng trồng để khắc phục hậu quả không thuộc sở hữu của chủ rừng; việc chủ rừng tự ý khai thác diện tích rừng trồng này là hành vi vi phạm pháp luật, sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định (thậm trí có thể bị xử lý hình sự).

Chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng cần tập trung quản lý diện tích rừng trồng khắc phục hậu quả chặt chẽ, nếu cố tình khai thác thì phải lập hồ sơ xử lý theo quy định của pháp luật.

Chi cục Kiểm lâm thường xuyên bám rừng, chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương các biện pháp chỉ đạo quyết liệt trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng phát, phá rừng, lấn chiếm đất rừng để trồng rừng kinh tế.

Phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an trong công tác điều tra, xác minh, xử lý đối với các vụ phá rừng, cháy rừng; kiên quyết khởi tố vụ án hình sự (nếu đủ căn cứ) để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt công tác phòng chống cháy rừng, thông tin cảnh báo cháy rừng kịp thời tới các địa phương; huy động lực lượng tham gia chữa cháy kịp thời khi có cháy rừng xảy ra.

Xem xét trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân thuộc diện quản lý để xảy ra tình trạng phát, phá rừng nhưng chưa có biện pháp ngăn chặn, xử lý, báo cáo kịp thời, hiệu quả; chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế.

Các chủ rừng là tổ chức chịu trách nhiệm chính và trước tiên trong quản lý bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp đối với diện tích được giao, cho thuê; phải khẩn trương kiện toàn lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng đảm bảo đủ mạnh về cả số lượng và chất lượng để nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng; bố trí tập trung lực lượng cho các địa bàn xảy ra tình trạng phá rừng, thường xuyên tuần tra bảo vệ rừng, bảo vệ hiện trường diện tích bị phát, phá trong quá trình điều tra, xử lý; xem xét xử lý trách nhiệm nếu để các đối tượng lợi dụng đốt dọn, trồng cây trái phép. Chủ động phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng, đề xuất giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp trong diện tích được giao, quản lý ngay từ khi vụ việc mới phát sinh.

Cẩm Đào

comment Bình luận

largeer