Bài kiểm tra chỉ số đường trong máu tăng cao

Bài kiểm tra chỉ số đường trong máu dựa trên cá thay đổi trong cơ thể liên quan đến đường tiết niệu, sự thay đổi về da, mắt… Việc kiểm tra này chỉ có tính chất tham khảo xem chỉ số đường trong máu tăng cao đến mức độ nào.
23/05/2018 09:08
  • Bài kiểm tra chỉ số đường trong máu tăng cao này chỉ có tính chất tham khảo, không có giá trị như một kết luận của bác sĩ và không được sử dụng như một đơn thuốc hay căn cứ để điều trị bệnh.

Đường huyết là thuật ngữ chỉ lượng đường trong máu. Nó là nguồn năng lượng chính để nuôi cơ thể và là nhiên liệu cực kỳ quan trọng đối với hệ thần kinh, tổ chức não bộ. Trong máu luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường này có tăng hay giảm nhiều so với mức độ ổn định thì đây là dấu hiệu bất thường có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Khi thấy cơ thể có những thay đổi bất thường liên quan đến da, mắt, việc tiểu tiện, tốt nhất bạn nên đi khám ngay.

Ngoài ra, bạn cũng có thể làm bài kiểm tra chỉ số đường trong máu tăng cao sau đây để tham khảo về mức độ đường trong máu của mình

Bài kiểm tra chỉ số đường trong máu tăng cao

  • Có thể tham khảo các thông tin sau về chỉ số đường trong máu tăng cao vượt quá mức quy định

Đường huyết tăng là hiện tượng có quá nhiều đường (glucose) trong máu, phản ánh sự dư thừa glucose tại các mô của cơ thể. Nếu chỉ số đường huyết ở người bình thường lúc đói >= 1,26 g/l thì đó được coi là đường huyết tăng còn sau khi ăn đường huyết >=2g/l thì đó gọi là tăng đường huyết sau bữa ăn.

Nếu đường huyết tăng quá cao, trên 14mmol/l (250mg/dL) có thể gây ra biến chứng cấp tính tăng đường huyết nguy hiểm, dẫn đến hôn mê do nhiễm toan ceton ở người bệnh tiểu đường type 1, hoặc hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu ở người bệnh tiểu đường type 2. Người bệnh có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Làm thế nào để kiểm soát tốt đường huyết?

Ở người bệnh tiểu đường, kiểm soát đường huyết là mục tiêu quan trọng để giúp ngăn ngừa biến chứng xuất hiện. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:

-    Sử dụng thuốc đúng theo dướng dẫn của bác sĩ. Nếu có khó khăn, thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ để được giải đáp cụ thể.

-    Đo đường huyết tại các thời điểm cố định trong ngày và ghi vào cuốn sổ ghi chép. Nó sẽ cho phép bạn biết lượng đường huyết trong máu của bạn là ở giá trị bao nhiêu.

-    Giữ chế độ ăn khoa học và tập thể dục thường xuyên là thói quen dài hạn giúp kiểm soát đường huyết.

Bài kiểm tra bệnh qua vị trí mụn trên mặt

comment Bình luận

largeer