Chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường? Với những người bị tiểu đường, theo dõi đường huyết thường xuyên để thay đổi chế độ ăn uống rất quan trọng.
23/02/2018 15:23

Chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số đường huyết không cố định mà sẽ thay đổi theo thời điểm mọi người ăn uống. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ, chỉ số đường huyết mà người bệnh thường nên duy trì như:

+ Đường huyết khi đói: 5.0 - 7.2 mmol/L (90 - 130 mg/dL)

+ Đường huyết sau ăn 2 giờ: < 10 mmol/L (< 180 mg/dL)

+ Đường huyết bình thường : 6.0 - 8.3 mmol/L (110 - 150 mg/dL)

Việc kiểm soát đường huyết đối với người bị tiểu đường là rất quan trọng. Thông qua việc đo các chỉ số thường xuyên người bệnh sẽ có chế độ ăn hợp lý, bảo vệ sức khỏe.

Nếu khi bạn đo tiểu đường lúc đói( khi nhịn đói ít nhất 8h trước đó và phải được kiểm tra ít nhất là 2 lần) mà lượng đường máu đo đường tử 126mg/dl trở lên ( tương đương với 7.0 trở lên) thì được gọi là tiểu đường hay đái tháo đường khi đường huyết lúc đói.

chi so duong huyet sau an bao nhieu la binh thuong

Chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường? Đường huyết sau ăn 2 giờ: < 10 mmol/L (< 180 mg/dL)

Còn nếu đường huyết lúc đói từ 110 (6.1) trở lên nhưng nhỏ hơn 126 mg/dl (7.0mmol/l) gọi là rối loạn đường huyết lúc đói, hay tiền đái tháo đường. Với trường hợp kể trên thì 40% trường hợp sẽ có nguy cơ bị đái tháo đường trong vòng 5 năm.

Ngược lại, nếu bạn đo với điều kiện kể trên mà lượng đường dưới 6.1 thì bạn hãy hoàn toàn yên tâm rằng cơ thể bạn đang rất khỏe mạnh. Nhưng nếu không đạt đúng điều kiện bạn cần phải đo lại. Khi đo trên khoảng 6.1 nhất thiết phải đo lại lần 2 sau 1 tuần để xác định đúng bệnh. Và lần sau đo mà dưới 6.1 thì nên đo lại sau một tháng và xét nghiệm HbA1C rồi đem kết quả đến gặp bác sĩ tư vấn.

Đường huyết lúc đói và sau ăn có sự khác biệt về yếu tố xác định và cơ sở sinh lý. Theo đó, để giữ đường huyết lúc đói bình thường thì cơ thể sẽ duy trì khả năng tiết insulin nền thích hợp và độ nhạy insulin ở gan để kiểm soát sự tổng hợp glucose ở gan.

Trong khi đó, để giữ đường huyết bình thường sau ăn  thì cơ thể phải duy trì một sự tiết insulin phù hợp cả về lượng lẫn về thời điểm(bởi các tế bào bêta tuyến tụy), đồng thời có độ nhạy thích hợp của gan và cơ xương với insulin. Điều này có nghĩa là việc giữ chỉ số đường huyết sau ăn đòi hỏi nhiều điều kiện hơn so với giữ đường huyết bình thường lúc đói.

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm?

Chỉ số đường huyết xuống quá thấp hoặc lên qua cao đều gây nguy hiểm cho người mắc bệnh. Cụ thể, nếu đường huyết xuống dưới 60mg/dL thì có thể sẽ bị hôn mê, nguy cơ tử vong rất cao. Còn đường huyết trên 180mg/dL thì sẽ làm tổn thương các bộ phận như tim, mạch máu, thận, mắt, thần kinh.

Theo thống kê, cứ 10 người bị tiểu đường thì có 8 người bị tim mạch và 75% ca tử vong khi mắc tiểu đường là do bệnh tim gây ra.

chi so duong huyet sau an bao nhieu la binh thuong 1

Chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường? Nếu không kiểm soát tốt đường huyết sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm

Bệnh thận do tiểu đường là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy thận giai đoạn cuối, còn bệnh võng mạc do tiểu đường cũng là nguyên nhân hàng đầu gây mù.

Khi đường huyết cao (trên 300 mg/dL = 16,5 mmol/L) thì người bệnh mới có một số triệu chứng như mệt mỏi, đi tiểu nhiều và khát nước... Còn khoảng từ 126 - 300 mg/dL (7-16,5 mmol/L) người bệnh không cảm nhận được vì nó không gây đau, hay có cảm giác khó chịu.

comment Bình luận

largeer