Bài thuốc chữa bệnh từ cây hoàng liên

Hoàng liên hay còn gọi là chi liên, tuổi thọ cây kéo dài, được trồng chủ yếu ở các vùng núi cao. Ở nước ta, có thể thu hoạch hoàng liên ở các vùng đất hoang trên các dãy núi. Trong Đông y, vị thuốc này được sử dụng để điều chế các bài thuốc trị bệnh về đường ruột, kháng khuẩn, điều trị rối loạn hành kinh ở phụ nữ.
15/05/2023 15:38

Đặc điểm và cách phân biệt hoàng liên với các thảo dược khác

Tên gọi: Hoàng liên có tên gọi khác là vương liên, chi liên, thượng thảo…

Tên khoa học là: Coptis teeta Wall. Họ Hoàng liên (Ranunculaceae).

Đặc điểm:

Vị thuốc hoàng liên thuộc giống cây thảo, phát triển trong vòng từ 2 – 3 năm có thể thu hoạch. Cây có chiều cao khoảng 30cm, mọc sát mặt đất. Để nhận biết hoàng liên ta sẽ nhìn vào phần lá cây. Lá có cuống dài từ 8 – 20cm, mọc trực tiếp từ phần thân rễ trở lên. Một phiến lá có tới 3 – 5 chét, chia thành nhiều thuỳ, mép lá có răng cưa to.

Empty

Cây hoàng liên

Thời gian tháng 2 – 4 cây sẽ ra hoa, cụm hoa nhỏ, có màu vàng lục. Hoa của hoàng liên có 5 cánh nhỏ hơn lá dài, nhị nhiều khoảng từ 20 nhánh. Vào khoảng tháng 3 – 6 cây sẽ phát triển quả.

Tính vị của thảo dược:

Theo Bản Kinh ghi chép: Vị đắng, tính hàn

Theo Ngô Phổ Bản Thảo ghi chép: Thần Nông, Kỳ Bá, Hoàng Đế, Lôi Công: vị đắng, không độc

Tác dụng của  hoàng liên còn được sử dụng để kháng các loại virus cúm, virus newcastle. Dược lý trong cây còn được sử dụng để chống ho gà, hạ áp, chống tăng giãn mạch và kích thích vỏ não khiến não sản sinh ra một chất, gây ức chế hệ thần kinh.

Một nghiên cứu gần đây của các bác sĩ tại Trung Quốc chứng minh rằng hoạt chất berberine trong cây có thể bảo vệ chức năng của những tế bào hình sao podocytes. Đây là tiềm năng cho việc sử dụng hoàng liên để điều trị bệnh nhân suy thận do tiểu đường.

Phân bố:

Vị thuốc nam này có thân rễ hình trụ, có màu nâu nhạt hình chân gà nên còn có tên khác là “hoàng liên chân gà”. Theo tài liệu “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS.TS Đỗ Tất Lợi cho biết, hoàng liên thường mọc chủ yếu ở các vùng núi cao ở miền Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Sapa… Vào mùa đông người ta sẽ thu hoạch rễ cây để làm dược liệu trong Đông y. Bộ phận thường được sử dụng trong Đông y dược liệu là Thân rễ (Rhizoma Coptidis). Rễ mập, ít râu, chắc và không vụ thường là sản phẩm được thu hoạch nhiều nhất.

Empty

Berberin là hoạt chất chính chiếm hơn 7% trong thảo dược

Thời gian thu hoạch:

Sau khi thu hoạch, rễ cây hoàng liên sẽ được rửa sạch, cắt bỏ rễ phụ sau đó phơi khô trong thời gian 1 – 2 tháng. Trong Đông y, thảo dược này đóng vai trò quan trọng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh, kháng virus, hạ huyết áp và tác dụng ức chế hoạt động của vỏ não.

Thành phần và tác dụng của hoàng liên trong Đông y

Theo nghiên cứu của Học viện Y dược Cổ truyền VIệt Nam, trong cây hoàng liên có chứa các thành phần hoá học như: Berberin; Epiberberine; Palmatine; Columbamine; Coptisinecoptisine.

Trong đó berberin là thành phần chiếm nhiều nhất trong loại thảo dược này, nhiệm vụ chính của berberin là ức chế mạnh với neisseria meningitidis, streptococcus pneumoniae và staphylococcus aureus. Đặc biệt khả năng kháng lại vi khuẩn shigella, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn điều trị hiệu quả các bệnh về nhiễm khuẩn đường tiêu hoá.

Những bài thuốc Đông y bạn có thể biết

Bời vị đắng, tính mát nên cây hoàng liên thường được dùng để pha nước uống giúp thanh nhiệt, giải độc, điều trị tiêu hóa, viêm ruột. Đặc biệt ở nông thôn, các gia đình còn dùng nước của thảo dược này để chữa nhiệt miệng rất hiệu quả.

Một số bài thuốc sử dụng hoàng liên dược liệu mà bạn có thể tham khảo như:

Bài thuốc trị viêm gan cấp tính 

Cần chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm 8g hoàng liên, chi tử 16g, uất kim, đại hoàng đã sao vàng 12g, 40g rễ cỏ tranh, 40g bồ công anh, và nhân trần. Dùng bình sắc thuốc cho các thảo dược trên với 500ml đun sôi cùng lửa nhỏ trong vòng 30 phút. Sử dụng ngày một thang trong thời gian 3 – 5 tháng.

Empty

Sử dụng rễ cây hoàng liên điều trị các bệnh về nóng trong

Bài thuốc chữa viêm lợi, nhiệt miệng 

Nhiệt miệng thường không nguy hiểm, nhưng bệnh ảnh hưởng tới việc sinh hoạt cũng như ăn uống của người bệnh. Bài thuốc đơn giản phổ biến trong dân gian như sau: 12g hoàng liên, 12g ngưu bàng tử, 12g bạc hà, 20g thạch cao, thăng ma, huyền sâm, sinh địa mỗi loại 12g, 6g búp bàng. Các nguyên liệu trên rửa sạch, đun lửa nhỏ cho tới khi chỉ có hai phần ba. Sau đó sử dụng hàng ngày cho tới khi tình trạng viêm loét biến mất.

Bài thuốc trị viêm ruột, lỵ trực khuẩn

Trong tài liệu “Hương liên hoàn – Lâm sàng thường dụng Trung Dược thủ sách”  có nếu ra cách điều trị bệnh viêm ruột như sau:

Chuẩn bị 80g, mộc hương 20g, nghiền thành bột, chia làm 10 thang nhỏ. Sử dụng ngày 3 lần với nước ấm.

Bài thuốc điều trị dứt điểm kiết lỵ 

Hoàng liên, mộc hương, hoàng bá, bạch đầu ông, tân bì, cát căn mỗi loại 10 – 12g. Sắc thuốc uống trong thời gian 7 – 10 ngày, mỗi ngày 2 lần.

Kích thích tiêu hoá, tăng cảm giác ngon miệng 

Nhờ vị đắng, thanh nên hoàng liên có thể được dùng để kích thích cảm giác thèm ăn, hỗ trợ tiêu hoá. Cách dùng đơn giản như sau: 0,5g bột hoàng liên, 0.75g bột quế chi, 1g bột đại hoàng trộn dùng mật ong sau đó chia thành nhiều viên nhỏ. Sử dụng trước bữa ăn 30 – 60 phút.

Điều trị dứt điểm viêm loét dạ dày

Đem 8g vương liên, bạch thược 12g, chi tử, trạch tá, mẫu đơn big, bối mẫu mỗi loại 8g rửa sạch sau đó đun với 1l nước chia làm 3 lần sử dụng trong ngày.

Ngoài tác dụng điều trị viêm loét, bài thuốc này còn có thể giảm đau, hạn chế tình trạng co bóp dạ dày, hỗ trợ tiêu hoá thức ăn hiệu quả.

Điều trị ợ chua, đau sườn trái

Trong cuốn “Tả kim hoàn – đan kê tâm pháp”  cây hoàng liên có tác dụng điều trị các chứng ợ chua, buồn nôn, đau tức sườn trái… bài thuốc bao gồm các dược vị sau: hoàng liên 18g, ngỗ thù du 3g. Nghiền các dược vị này thành bột, trộn cùng mật ong, vo viên mỗi lần sử dụng 4g. Ngày uống 2 lần cùng với nước ấm để phát huy hết tác dụng của bài thuốc.

Trị chứng mồ hôi trộm

Bài thuốc “Đương quy lục hoàng thang” điều trị chứng ra mồ hôi, tán nhiệt, bồ bổ khí huyết sử dụng các vị thuốc sau: Đương quy 12g, địa hoàng 12g, vương liên 8 – 12g, hoàng cầm 8 – 12g, táo nhân 8g, long nhãn 10g. Nghiền thành bột các vị dược liệu này, mỗi lần sử dụng từ 8 – 20g. Ngoài ra có thể sắc các vị trên thành 3 thang, sử dụng ngày một lần.

Bài thuốc trị đới hạ ra huyết

Bài thuốc được ghi chép trong cuốn “Trung Quốc dược học Đại từ điển” sử dụng các dược vị như hoàng liên, hoè hoa, thương xác, nhũ hương, mộc dược.

Mặc dù trong Đông y khuyến khích sử dụng nước hoàng liên để giải nhiệt, thanh lọc cơ thể… tuy nhiên không nên sử dụng quá 4 – 12g mỗi ngày. Nếu trong thời gian sử dụng hoàng liên để điều trị bệnh mà gặp các tình trạng như chóng mặt, tụt huyết áp, buồn nôn, dị ứng thì cần dừng sử dụng thuốc. Đến ngay các cơ sở y tế để khám chữa và điều trị khi cần thiết.

Lưu ý, các bài thuốc Nam chỉ mang tính chất tham khảo, hiệu quả phụ thuộc vào cơ địa từng người nên cần lưu ý trước khi sử dụng. Hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia để tránh gặp các biến chứng không đáng có.

Kiêng kỵ khi sử dụng vị thuốc hoàng liên để chữa bệnh

Chưa một nghiên cứu nào chứng minh rằng hoàng liên chứa độc tính gây hại cho cơ thể người. Tuy nhiên có một vài người sẽ dị ứng với một số thành phần trong cây, xuất hiện các tác dụng phụ như: Dị ứng, ngứa da, mẩn đỏ, vàng da, buồn nôn, chóng mặt… nặng hơn có thể dẫn đến tình trạng nhiễm độc gan hoặc tắc nghẽn túi mật.

Những đối tượng không nên sử dụng loại thảo mộc này bao gồm:

Người bị bệnh thiếu máu.

Phụ nữ sau sinh bị mất ngủ, âm hư khi sử dụng hoàng liên tạo ra tính hàn, ảnh hưởng xấu tới cơ thể.

Không sử dụng hoàng liên cho trẻ em bị thuỷ đậu, tiêu chảy do tỳ vị hư hàn.

Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ cũng nên hạn chế sử dụng các bài thuốc này.

Sử dụng các vị thuốc nam vừa đạt hiệu quả lại không để lại nhiều tác dụng phụ, tuy nhiên người dùng cần lưu ý lựa chọn các nguồn cung cấp thuốc uy tín, tránh tình trạng hàng giả, hàng nhái gây ảnh hưởng xấu tới cơ thể khi sử dụng.

Tác dụng của cây hoàng liên không chỉ dừng lại ở việc cải thiện các bệnh về tiêu hoá mà còn thể hiện tiềm năng trong việc điều trị về các bệnh như tiểu đường, suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi.

Theo Tạp chí Đông y

comment Bình luận

largeer