Bài thuốc điều trị ghẻ lở từ đậu xanh, gạo nếp

Ghẻ lở là bệnh ngoài da do con ghẻ gây ra và có nhiều loại ghẻ khác nhau như ghẻ ngứa, ghẻ phỏng, ghẻ lát, ghẻ khuyết, ghẻ xốn, ghẻ lở… Nhìn chung, chỗ bị ghẻ thường có các biểu hiện như ngứa, nổi nốt ghẻ u cục, tiết ra nước hoặc mủ…
31/10/2024 07:35

Cách điều trị ghẻ lở đơn giản nhất

Bài thuốc này gồm có 3 thành phần, đó là rượu, đậu xanh và gạo nếp. Khối lượng đậu xanh và nếp ngang nhau, nếu đậu xanh nhiều hơn nếp một chút cũng được vì đậu xanh là chủ dược, nếp là phụ dược, rượu là chất dẫn và giúp sát trùng.

Cách thực hiện như sau: Giã nát đậu xanh và nếp, trộn lại rồi rưới thêm một ít rượu trắng vào, sau đó nhồi lên cho hỗn hợp sền sệt và đắp lên ghẻ (đắp một lớp dày vừa phải, lưu ý cạo bỏ tóc chỗ bị ghẻ để thuốc bám vào da đầu). Khi đắp thuốc, ta cảm giác được rằng thuốc hít vào các nốt ghẻ, bám vào đó chứ không rớt ra. Đắp 1 lần mỗi ngày vào buổi chiều tối và để như thế tới sáng.

Đắp như thế thì ban đêm, trẻ sẽ không bị ghẻ hành ngứa ngáy.

dauxanh1

 Đậu xanh kết hợp với gạo nếp điều trị ghẻ lở (Ảnh: Caythuoc.org)

Sáng ra, nước mủ rút vào trong thuốc nên vùng da bị ghẻ được khô ráo, sạch sẽ. Lúc này, dùng tay gỡ nhẹ thuốc ra. Miếng thuốc khô kéo theo máu mủ ra, bề mặt nốt ghẻ cũng có dấu hiệu lành lại.

Tiếp tục đắp trong vài ngày, bệnh ghẻ dần dần tự lành hẳn.

Bài thuốc chỉ đơn giản như vậy nhưng khi dùng đúng bệnh thì nó lại hiệu nghiệm bất ngờ. Thật ra, với những người chưa từng bị ghẻ thì họ sẽ thấy đây chỉ là một loại bệnh da liễu thông thường. Thế nhưng, với người từng bị ghẻ thì sẽ hiểu rõ sự khó chịu, ám ảnh của nó. Có những dạng ghẻ gây ngứa đến “điên” người và đeo bám hàng tháng trời. Vì vậy, nếu không may bị ghẻ, bạn hãy điều trị càng sớm càng tốt, đừng để nó lan nhiều.

Lưu ý

Trong bài thuốc, ta dùng rượu trắng thông thường (rượu nhẹ) và chỉ dùng một ít cho bột ướt xem xép, dính dính (để đễ đắp thôi). Khi đắp lên, rượu bốc hơi dần giúp mát da đầu và sát trùng. Nếu dùng quá nhiều rượu hoặc dùng rượu gốc, rượu mạnh thì sẽ làm tổn thương vùng da chỗ bị ghẻ, thậm chí gây say, ngộ độc rượu (dù chỉ đắp ngoài da).

Theo Caythuoc.org

comment Bình luận

largeer