Bài thuốc, nước ép, món ăn giúp tăng cường hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch (tên tiếng anh là Immune System) là chìa khóa trong điều trị ung thư. Là "lá chắn tự nhiên" bảo vệ cơ thể phòng vệ tự nhiên trước các tác nhân gây bệnh nguy hiểm như virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, chất gây dị ứng, tế bào gây ung thư và tạo kháng thể chủ động dự phòng tái nhiễm bệnh.
19/04/2024 16:27

Mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô, cơ quan trên khắp cơ thể tạo nên hệ miễn dịch. Chúng phối hợp nhịp nhàng với nhau để điều phối khả năng phòng vệ của cơ thể trước bất kỳ mối đe dọa nào. Từ đó duy trì sức khỏe con người.

Hệ miễn dịch đóng vai trò hết sức quan trọng với mỗi người, đặc biệt là bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà hệ miễn dịch của bệnh nhân ung thư lại thường kém hơn, gây ảnh hưởng đến việc điều trị và chất lượng cuộc sống

Hầu hết tất cả các loại ung thư đều ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể người bệnh. Những người mắc bệnh ung thư có thể có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn do những thay đổi trong hệ thống miễn dịch của cơ thể.

nc ep

(Ảnh minh họa: Her.vn)

Nguyên nhân suy giảm miễn dịch ở bệnh nhân ung thư có thể xuất phát từ các lý do dưới đây:

1. Loại ung thư mắc phải như là: U lympho ác tính (Hodgkin và không Hodgkin), đa u tủy xương và hầu hết các loại bệnh bạch cầu cấp liên quan đến các tế bào máu của hệ thống miễn dịch.

2. Các phương pháp điều trị ung thư có thể tác động đến hệ thống miễn dịch và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Tác dụng không mong muốn này có thể ngắn hoặc dài tùy thuộc vào loại ung thư và phương pháp điều trị như là:

- Phẫu thuật: Gần như phẫu thuật lớn nào cũng có nguy cơ làm suy yếu hệ thống miễn dịch, trong đó có vai trò nhất định của thuốc gây mê. Phẫu thuật làm tổn thương da, mô dưới da, niêm mạc, vì vậy vết thương do phẫu thuật là nơi dễ nhiễm trùng. Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật bao gồm: loại phẫu thuật cụ thể, thời gian phẫu thuật, lượng máu chảy trong cuộc mổ, thời gian nằm viện, tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân, bệnh kèm,... Có thể mất nhiều ngày đến nhiều tháng để hệ thống miễn dịch phục hồi hoàn toàn.

- Hóa trị: Hóa trị là nguyên nhân phổ biến nhất khiến hệ thống miễn dịch suy yếu ở những bệnh nhân ung thư đang điều trị với liệu pháp này. Hóa trị có thể gây giảm bạch cầu - tế bào máu có khả năng chống lại nhiễm trùng. Mức độ suy giảm miễn dịch ở bệnh nhân hóa trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại ung thư, giai đoạn bệnh, phác đồ hóa trị, liều lượng hóa chất, tuổi tác bệnh nhân, tình trạng dinh dưỡng,...

- Xạ trị: Xạ trị cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Mức độ tác động của xạ trị lên hệ miễn dịch tùy thuộc vào: tổng liều xạ, lịch chiếu xạ, trường xạ, hóa trị kết hợp,...

- Liệu pháp miễn dịch: Liệu pháp miễn dịch ung thư được áp dụng đối với một số loại ung thư để giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động hiệu quả hơn, có thể nhận biết và tấn công các tế bào ác tính. Liệu pháp miễn dịch là một trong những bước tiến mang lại nhiều cơ hội điều trị cho bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, liệu pháp này làm thay đổi cách thức hoạt động của hệ thống miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

- Ghép tế bào gốc: Ghép tế bào gốc là phương pháp thay thế các tế bào tủy xương bị phá hủy do ung thư. Bệnh nhân ghép tế bào gốc thường có chỉ định hóa trị liều cao và/hoặc xạ trị toàn thân (TBI) trước đó để cố gắng tiêu diệt tất cả các tế bào ung thư trong cơ thể. Tuy nhiên, tác dụng không mong muốn của phương pháp này là khiến cho hệ miễn dịch bị suy yếu một cách nghiêm trọng và kéo dài.

3. Chế độ dinh dưỡng kém:

- Một số loại ung thư như ung thư hệ tiêu hóa, ung thư vùng miệng - họng ảnh hưởng đến việc nhai, nuốt, tiêu hóa thức ăn và khiến cho bệnh nhân dinh dưỡng kém.

- Các phương pháp điều trị ung thư như xạ trị, hóa trị, có thể khiến bệnh nhân buồn nôn và chán ăn.

Từ những nguyên nhân trên dẫn đến tình trạng thiếu Vitamin, khoáng chất, calo và protein có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể. Có nhiều nguyên nhân khiến cho bệnh nhân ung thư dinh dưỡng kém và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Đối với bệnh ung thư, hệ miễn dịch trở thành chìa khóa trong việc phòng và điều trị bệnh. Với cơ chế phát hiện và tấn công các tế bào dị thường, hệ miễn dịch góp phần ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, ngăn ngừa sự lan rộng và di căn sang cơ quan khác của cơ thể.

Ngoài ra, các phương pháp hóa, xạ trị có những tác động trực tiếp đến tế bào ung thư nhưng cũng gây ảnh hưởng ít nhiều đối với các tế bào khỏe mạnh. Điều này gây ra các các dụng phụ không mong muốn, nhất là với người có hệ miễn dịch yếu. Vì vậy, tăng cường hệ miễn dịch giúp người tiếp nhận được liệu trình điều trị tốt hơn và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh cơ hội khi cơ thể đang điều trị ung thư.

Thông thường, bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn, luôn cả những bệnh nhân chọn lựa phương pháp hóa, xạ trị liệu thì có những triệu chứng như : Suy kiệt cơ thể, đau đơn, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, buồn nôn, nôn, trầm cảm, lo âu, giảm bạch huyết cầu và hồng huyết cầu,...

Do đó cần phải nâng cao hệ miễn dịch, sức đề kháng, đại bổ nguyên khí, giải độc những độc tố trong cơ thể, làm sạch máu, gia tăng bạch huyết cầu và hồng huyết cầu, bổ dưỡng tinh thần, giúp an thần, mất ngủ, ăn ngon, giảm đau.....

Dưới đây là những bài thuốc, món ăn, thức uống nâng cao hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, đại bổ nguyên khí:

Bài 1: Sinh tố hỗn hợp

Sinh tố hỗn hợp nầy có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, bổ sung dinh dưỡng, bổ máu.

Có thể làm giảm khối u, ngăn chặn sự lây lan của di căn và chống oxy hóa, chống viêm. Hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư.

Chuẩn bị: Cà rốt 1kg; Củ dền 0,5 kg; Cần tây 300g; 2 trái chanh hoặc nhiều hơn tuỳ khẩu vị (để nguyên vỏ), cắt lát; Tỏi 1 củ to; Gừng tươi từ 6 đến 8 lát; Nghệ tươi 6 đến 8 lát (nếu không có nghệ tươi thì thay thế 1 muỗng cà phê bột nghệ); 1/6 muỗng cà phê bột quế và lượng nước từ 250 đến 300ml hoặc tuỳ ý khẩu vị; 1 lượng vừa đủ mật ong rừng (nguyên chất).

Rửa sạch, lột vỏ, cho vào máy sinh tố, xay nhuyễn và dùng rây lọc lấy nước rồi cho bột quế và mật ong vào quấy đều rồi sử dụng. Chia 3 lần uống trong ngày sau bữa ăn.

Chú ý: Không nên nuốt ngay lập tức mà ngậm để tiết nước bọt rồi mới nuốt. Mỗi ngày uống 1 lượng như vậy.

Bài 2: Món cháo ngũ cốc

Có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, Có công dụng bổ khí, giảm mệt mỏi, an thần, mất ngủ, chống lão hóa, và chứa nhiều selen nên có khả năng phòng chống ung thư hiệu quả.

Chuẩn bị: Hoàng kỳ 50g; Đậu lăng (đậu lăng có thể thay bằng đậu trắng hạt to), Đậu xanh, Hạt sen, Lúa mạch, Táo tàu, mỗi vị 10g; Kỷ tử 5g.

Sắc Hoàng kỳ trong 15 phút, rót nước đã đun ra bát, tiếp tục thay nước khác đun tiếp 15 phút để chắt lấy nước lần 2. Dùng nước dùng từ 2 lần đun trên để nấu cháo thay cho nước trắng thông thường. Hầm nhừ Hoàng kỳ trong 2 lần để tận dụng đủ chất của nguyên liệu.

Cho tất cả vào nồi cùng với nước Hoàng kỳ, nấu lửa nhỏ 40 phút, khi chín rồi thì cho quả Kỷ tử vào đun thêm 10 phút. Ăn cháo khi còn nóng ấm, ngày 1 lần vào buổi sáng hoặc bữa phụ trong ngày.

Bài 3: Nhung hươu hấp trứng gà

Là món ăn có tác dụng tăng cường chuyển hóa và nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Bồi bổ cơ thể sau ốm rất tốt, kích thích tiêu hóa, tăng cường lưu thông máu, giúp ăn ngon ngủ tốt, giảm căng thẳng, giảm đau chống viêm.

Chuẩn bị: Nhung hươu, Trứng gà, Gia vị lượng vừa đủ ăn.

Nhung hươu tươi làm sạch, băm nhỏ. Hoặc có thể sử dụng bột nhung hươu. Đục một lỗ nhỏ trên đỉnh quả trứng, cho nhung hươu vào. Hoặc có thể trộn đều nhung hươu với trứng gà, cho chút gia vị cho vừa ăn. Đem hấp chín và dùng nóng.

Nhung hươu hấp trứng gà nên sử dụng hàng ngày vào buổi sáng khi đói bụng, mỗi ngày 1 quả, ăn liên tục từ 10 – 15 ngày.

Bài 4: Trà giúp ích khí bổ huyết

Bài thuốc này có tác dụng tăng sức đề kháng cho những bệnh nhân có thể chất suy nhược sau khi tiến hành phẫu thuật hoặc hóa xạ trị, y học cổ truyền gọi là chính hư thể nhược. Loại trà dược này giúp Ích khí bổ huyết, dưỡng tinh, hỗ trợ sức đề kháng của cơ thể, giảm thiểu phản ứng phụ của hóa chất và tia xạ, bảo vệ và cải thiện công năng tủy xương, góp phần tăng cường hiệu quả trị liệu và kéo dài cuộc sống.

Chuẩn bị: Hoàng kỳ 300g, Kê huyết đằng 300g, Phá cố chỉ 200g, Thỏ ty tử 200g, Đương quy 200g, Kỷ tử 200g, Trần bì 150g. Các vị thuốc sấy khô, tán vụn, đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày lấy 30g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15–20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày, tối đa có thể dùng 60g mỗi ngày.

Lưu ý: Những người đang bị cảm cúm không được dùng.

Bài 5: Bảo nguyên thang 

Có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, trợ tỳ, ích thận, ôn bổ hạ tiêu, trị chân. Chữa các chứng hư tổn hoặc nguyên khí bất túc hoặc các chứng huyết quá hư suy.

Chuẩn bị: Hoàng kỳ 12gam, nhân sâm 12gam, cam thảo 4gam, nhục quế 4gam.

Nhân sâm bỏ cuống, hoàng kỳ tẩm mật. Các vị trên + sinh khương 3 miếng + nước 1500ml, sắc lọc bỏ bã lấy 250ml. Ngày uống 1 thang, chia đều 3 phần, uống trong ngày.

Bài 6: Sâm ngọc linh

Có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, kìm hãm sự phát triển của khối u, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư giảm đau, giảm mệt mỏi, ăn ngủ ngon, làm lành thương tổn, nâng cao thế trạng, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.

Chuẩn bị: Sâm Ngọc Linh, sử dụng 40g tươi hoặc 10g khô mỗi ngày.

Cắt lát mỏng 40g tươi Sâm Ngọc Linh, cho vào mật ong, hấp lên ăn. Hoặc cắt lát mỏng. Sâm Ngọc Linh ngâm với mật ong rồi sử dụng mỗi ngày một ít. Ngậm rồi nhai trực tiếp và nuốt luôn cả bã.

Chú ý: Nhờ đặc tính an toàn, không độc do đó bệnh nhân ung thư có thể sử dụng Sâm Ngọc Linh 1 thời gian dài mà không lo tác dụng phụ xảy ra.

Bài 7: Tăng sức đề kháng, miễn dịch

Món ăn nầy kết hợp vị thuốc chữa suy nhược cơ thể. Các chất dinh dưỡng có trong thịt gà kết hợp với các hoạt chất trong những dược liệu quý ở trên tạo nên một món ăn không chỉ giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lực mà còn giúp cơ thể tăng sức đề kháng và nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Chuẩn bị: Gà trống non 1 con, quy thân 10g, đảng sâm 15g, hạt sen 20g, kỷ tử 10g, thục địa 15g, ngải cứu 20g, gừng, hành, gia vị mắm muối.

Cách thực hiện: Gà làm sạch, chặt miếng vừa ăn. Cho toàn bộ nguyên liệu và gia vị vừa ăn vào trộn đều cùng thịt gà và ướp 30 phút. Cho thêm ít nước hầm nhỏ lửa đến khi thịt gà chín nhừ thì nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Bài 8: Gà hầm tam thất

Tam thất với các tác dụng nâng cao sức đề kháng cho hệ miễn dịch khi được kết hợp với các chất dinh dưỡng trong gà, tăng cường hoạt động của tim mạch, bảo vệ hệ thần kinh. Là món ăn bổ dưỡng cho những người suy nhược lâu ngày, những người thường xuyên mệt mỏi và đau đầu.

Chuẩn bị: Gà ta 1 con, tam thất 15g, gừng, hành, gia vị mắm muối.

Cách thực hiện: Gà làm sạch ướp với tam thất, gừng và gia vị vừa ăn. Đun trong 30 phút đến 1h tùy thuộc gà to hay bé. Cho thêm ít nước vào hầm nhỏ lửa cho đến khi gà chín nhừ thì tắt bếp.

Bài 9: Canh dưỡng sinh trường thọ

Món canh này có thể tự nấu ở nhà hoặc cũng có thể mua sẵn về ăn.

Có tác dụng tăng cường sức đề kháng để đủ sức chóng chọi với bệnh tật. Canh dưỡng sinh gồm có chứa hoạt amityrosine có khả năng ngăn chặn các tế bào ung thư ngừng phát triển.

Bấm vào link dưới đây để tham khảo: https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=8391122257628060&id=100001911080862

Bài 10: Canh mồng tơi, mướp hương

Món canh thập toàn đại bổ này, giàu dinh dưỡng , tăng cường sức đề kháng hiệu quả.

Chuẩn bị: Mồng tơi 2 bó; Mướp hương 1 quả; Tôm khô 100 gram. Nấu như những món canh khác.

Bài 11: Canh bầu nấu ngao

Món canh thập toàn đại bổ này giàu dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng hiệu quả.

Chuẩn bị: Ngao 750 gram; Bầu 1 quả tầm 400 – 500g.

Ngao ngâm trong thau nước muối hoặc có thêm chút ớt cho nhả sạch đất cát bên trong, rửa lại với nước sạch. Bầu gọt vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng. Bắc 1 nồi nước lên bếp ngao vài lát gừng thái mỏng. Sau đó cho bầu vào 1 thìa muối 1 thùa hạt nêm , khuấy đều. Đến khi ngao há miệng, nêm lại gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. Có thể rắc thê chút tiêu để tăng thêm vị cay nồng.

Bài 12: Canh bí đỏ thịt bằm

Món canh thập toàn đại bổ này giàu dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng hiệu quả.

Chuẩn bị: Bí đỏ 300 gram; Thịt heo xay 200 gram. Nấu như những món canh khác.

Bài 13: Canh hạt sen, nhân sâm

Có tác dụng đại bổ nguyên khí, bổ dưỡng tinh thần. Dùng cho người bệnh ung thư cơ thể suy yếu, mệt mỏi, ốm yếu, đổ mồ hôi trộm.

Chuẩn bị: Hạt sen 100g, bạch sâm 20g, đường phèn 60g. Cho hạt sen khô vào nồi nấu khoảng 30 phút, bỏ vào một ít vôi nấu tiếp 30 phút, vừa nấu vừa đảo đều, tạo ma sát lớp vỏ ngoài của hạt sen tróc ra. Đổ sen vào thau dội nước rửa 2 lần, bỏ nước có xút không dùng, bỏ hết vỏ sen. Nấu lại sen sôi 5-10 phút, bỏ nước lấy hạt.

Bạch sâm sau khi rửa sạch bỏ vào tô đựng canh cùng với hạt sen đã sơ chế, cho thêm một ít nước và đường phèn. Chưng cách thủy 1 giờ cho đến khi mềm thì lấy ra. Ăn sen uống nước, bạch sâm và hạt sen còn lại nấu 3 lần như thế, lần sau cùng ăn cả cái lẫn nước.

Bài 14: Phương pháp kiềm hoá cơ thể

Ăn uống theo phương pháp cân bằng độ pH kiềm hoá cơ thể để tăng cường hệ miễn dịch hầu chống chọi bệnh tật, nhất là bệnh ung thư.

Bấm vào link dưới đây để tham khảo: https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=9112066625533616&id=100001911080862

Những bài nước ép từ rau củ dưới đây có thể nâng cao hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng:

Có tác dụng nâng cao sức đề kháng cho hệ miễn dịch, chống oxy hóa và chống viêm, bổ sung dinh dưỡng, bổ máu.... Nước ép là phần dịch lỏng được chiết xuất từ một hoặc nhiều loại rau củ quả tươi sống.

Nước ép có tính chất chữa lành rất nhanh trong thời gian đầu sử dụng. Một ly nước ép nguyên chất sẽ cung cấp rất nhiều vitamin, khoáng chất và nhân thể sống so với các loại đồ uống khác.

Khi uống nước ép nguyên chất, cơ thể chúng ta sẽ hấp thu nguồn dinh dưỡng và tái tạo năng lượng một cách nhanh nhất. Bởi vì khi chúng hấp thụ vào cơ thể sẽ có khả năng chống oxy hóa và chống viêm. Có tác dụng bổ sung dinh dưỡng, bổ máu, tăng cường hệ miễn dịch. Hỗ trợ đắc lực cho những bệnh nhân ung thư, nhất là những bệnh nhân không ăn được, cũng như bệnh nhân trong thời kỳ hóa xạ trị. Và đồng thời cũng có tác dụng rất tốt cho những người không bệnh vẫn có thể sử dụng. Luôn cả những bệnh nhân đang áp dụng phương pháp tự chữa lành thì rất thích hợp, kể cả những người muốn làm ốm.

Bấm vào link dưới đây để xem chi tiết hơn: https://www.facebook.com/share/p/FuouJDQjTu2vy8tr/

Ngoài ra, những thói quen sống lành mạnh có thể giúp bảo vệ chức năng và nâng cao hệ miễn dịch, cụ thể là:

1. Tập thể dục thường xuyên 

Lười vận động không chỉ khiến cơ thể uể oải mà còn làm yếu đi sức đề kháng, ngược lại, chỉ cần thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng cũng có thể giúp kích thích các tế bào bạch cầu hoạt động tốt hơn, giải phóng hormon endorphin, giúp giảm đau, giảm căng thẳng, ngủ ngon hơn, từ đó tạo hệ miễn dịch khỏe mạnh cho cơ thể.

2. Ăn uống lành mạnh

Thừa cân khiến cho sức khỏe hệ miễn dịch mạnh giảm xuống. Do đó, dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng, giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh, sức đề kháng tốt. Bên cạnh rau củ và trái cây giàu vitamin, chất chống oxy hóa như tỏi và một số loại nấm cũng có công dụng kháng sinh, tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch.

3. Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh, giúp ngăn chặn các tế bào khỏi sự suy yếu, thiếu ngủ sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và dễ mắc bệnh hơn. Một giấc ngủ sâu và đủ là cách để nâng cao hệ miễn dịch và đồng thời là liều thuốc chữa bệnh tuyệt vời.

4. Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và khiến một người dễ mắc bệnh hơn. Những người có hệ miễn dịch yếu nên thực hiện các bước để kiểm soát căng thẳng. Một số phương pháp có thể làm giảm và kiểm soát căng thẳng bao gồm: Yoga; Thiền; Mát xa; Dành thời gian theo đuổi sở thích...

5. Rượu bia và chất kích thích

Uống rượu với lượng nhất định có thể đem lại một số lợi ích với sức khỏe, nhưng nếu lạm dụng sẽ gây ức chế chức năng của các tế bào, làm giảm đề kháng và suy yếu miễn dịch của cơ thể. Do đó, cách để nâng cao hệ miễn dịch là không lạm dụng rượu bia.

6. Cuộc sống hạnh phúc

Những người có tinh thần tốt đẹp với cuộc sống hạnh phúc thường có xu hướng khỏe mạnh hơn, cách để có hệ miễn dịch mạnh là sống hạnh phúc, vui vẻ....

Lưu ý: Những bài thuốc trên đây chỉ là những bài thuốc căn bản, nó còn tùy thuôc vào giai đoạn, thể trạng và vị trí đau của mỗi người khác nhau. Do đó, tốt nhất bệnh nhân nên liên hệ trực tiếp với ông Rum qua trang cá nhân để được tư vấn và kê đơn cho phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân.

Đối với những bệnh nhân nghèo, không có điều kiện để điều trị, có thể liên lạc với địa chỉ dưới đây để được bốc thuốc hoàn toàn miễn phí:

Địa chỉ nơi khám 1: Trụ trì Chùa Pháp Tạng Thầy Thích Trí Tuệ cũng là Thầy thuốc.

Phòng thuốc nam từ thiện "Thiện Pháp"

Địa chỉ: C3/8 Lê Đình Chi, xã Lê Minh Xuân, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (028) 3877 3777 - 0918.270.732 - 0912120412

Địa chỉ nơi khám 2: Lương y Nguyễn Văn Tư (còn gọi là Thầy Tư Ngoan) - Trưởng Phòng khám từ thiện Hương Sen.

Địa chỉ: Số 188 ấp Vĩnh Bảo, xã Vĩnh Hậu, huyện An Phú, tỉnh An Giang.

Điện thoại: 0976636304 - 0905931109

Địa chỉ nhà trọ 1:

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=2713370755341588&id=100000060709416

Địa chỉ nhà trọ 2:

https://www.facebook.com/groups/507402229444333/permalink/2295667667284438/

Nên liên lạc đặt giờ trước khi đến.

Góc sưu tầm tổng hợp và bổ sung
Ông Trần Văn Rum - Chuyên gia tư vấn cho bệnh nhân ung thư của nhóm "Chiến thắng ung thư"

comment Bình luận

largeer