Bài thuốc, nước ép, món ăn hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường xuất phát từ quá trình rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi insulin của tuyến tụy bị thiếu hoặc giảm tác động với cơ thể. Lúc này, lượng đường trong máu sẽ tăng, dẫn đến các biến chứng đi tiểu nhiều, tiểu đêm, huyết áp cao, tê bì chân tay, mờ mắt…
29/11/2023 16:38

Với những món ăn và công thức nước ép dưới đây sẽ giúp cho những người đang điều trị, mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 mà cả với những người bình thường, với chế độ ăn uống khoa học, khỏe mạnh và điều độ sẽ giúp cho mọi người giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, không chỉ tiểu đường, suy gan, tiêu hóa, thậm chí cả bệnh ung thư. Dưới đây là những công thức nước ép cho người bệnh tiểu đường:

Bài 1: Nước ép màu xanh (còn có tác dụng thanh lọc cơ thể)

Chuẩn bị: 300g cần tây; 100g rau cải bó xôi; 100g rau xà lách.

Cho từng nguyên liệu vào máy ép lấy nước. Khuấy đều trước khi thưởng thức. Mỗi lần uống khoảng 250 - 350ml dùng trước bữa ăn chính khoảng 30 phút.

Bài 2: Hỗn hợp nước ép vị bắp cải nhỏ

Chuẩn bị: 100g đỗ xanh; 300g củ cà rốt, bỏ lá, để cả vỏ, cắt khúc; 60g rau xà lách; 60g bắp cải nhỏ.

Cho từng nguyên liệu vào máy ép và ép lấy nước, khuấy đều trước khi thưởng thức. Mỗi lần uống từ 250 - 350ml trước bữa ăn chính khoảng 30 phút.

Bài 3: Hỗn hợp nước ép giàu kali

Chuẩn bị: 300g củ cà rốt bỏ lá, để cả vỏ, cắt khúc; 100g rau cải bó xôi; nắm nhỏ rau mùi ý; 300g cần tây.

Cho từng nguyên liệu vào máy ép và ép lấy nước, khuấy đều trước khi uống. Mỗi lần uống từ 250 - 350ml.

Bài 4: Nước ép cà rốt (còn tốt cho hệ tiêu hóa)

Chuẩn bị: 300g củ cà rốt, bó lá, để cả vỏ, cắt khúc; 80g rau cải bó xôi.

Cho từng nguyên liệu vào máy ép lấy nước, khuấy đểu trước khi uống.

Bài 5: Hỗn hợp nước ép đậu xanh, rau bắp cải non, củ cà rốt

Chuẩn bị: 100g đỗ xanh; 100g rau bắp cải non; 200g củ cà rốt.

Cho từng nguyên liệu vào máy ép và ép lấy nước, khuấy đều trước khi thưởng thức, mỗi lần uống từ 250 - 350mI trước bữa ăn chính khoảng 30 phút.

Bài 6: Hỗn hợp rau cần tây, cải bó xôi (cũng làm sạch thanh lọc gan)

Chuẩn bị: 300g cần tây; 100g rau cải bó xôi.

Cho từng nguyên liệu vào máy ép và ép lấy nước, khuấy đều trước khi thưởng thức, mỗi lần uống tử 250 - 350ml trước bữa ăn chính khoảng 30 phút.

Bài 7: Hỗn hợp nước ép rau cải kale, dưa chuột

Chuẩn bị: 100g rau cải kale; Nửa quả chanh, bỏ hột, để nguyên vỏ; 1 nhánh gừng; 60g táo, cắt miếng, bỏ hạt; 200g dưa chuột, cắt khúc.

Cho từng nguyên liệu vào máy ép lấy nước, khuấy đều trước khi thưởng thức. Mỗi lần uống khoảng 250 - 350ml dùng trước bữa ăn chính khoảng 30 phút.

Ảnh minh họa: Caythuoc.org

Ảnh minh họa: Caythuoc.org

Bài 8: Hỗn hợp nước ép táo, dưa chuột

Chuẩn bị: 200g dưa chuột, cắt khúc; 60g quả táo xanh, cắt miếng, bỏ hạt; 1/2 quả chanh, bỏ hạt, để vỏ; 100g mướp đắng, cắt miếng, bỏ hạt.

Cho từng nguyên liệu vào máy ép lấy nước, khuấy đều trước khi thưởng thức. Mỗi lần uống khoảng 250 - 350ml, dùng trước bữa ăn chính khoảng 30 phút.

Bài 9: Uống nước giấm táo

Chuẩn bị: 250mÌ nước lọc; 30ml giấm táo nguyên chất.

Cho hỗn hợp vào cốc khuấy đều trước khi uống. Uống nước giấm táo trước bữa ăn để hỗ trợ giảm đường huyết

Bài 10: Trà lô hội gừng

Chuẩn bị: 1 miếng gừng băm nhỏ (nửa thìa cà phê); 15 - 20g lô hội, lấy phần gel; 350ml nước.

Cho hỗn hợp vào máy xay sinh tố, xay mịn rồi thưởng thức.

Bài 11: Trà quế gừng

Chuẩn bị: 1 đến 2 nhánh quế hoặc 1/4 muỗng cà phê bột quế; 1 nhánh gừng bào nhỏ (1 muỗng cà phê); 500ml nước nóng.

Cho gừng, quế vào ly nước nóng, khuấy đều rồi thưởng thức.

Bài 12: Nước ép hỗn hợp

Chuẩn bị: Lấy cải xoong, củ cải, cần tây, cải bắp, cà rốt, tía tô, mỗi thứ khoảng 10g giã nát hoặc ép lấy nước cốt uống ngày 1 cốc.

Bài 13: Nước ép lá dâu tằm

Chuẩn bị: 200gr lá dâu tằm tươi; 100gr lá đậu ván; 100gr lá sen tươi. Tất cả đem đi rửa sạch và để thật ráo nước.

Giã nát 3 loại lá đã chuẩn bị thật nhuyễn và vắt lấy nước, cho thêm một chút muối và uống ngay. Thực hiện 4 lần/tuần để thấy hiệu quả nhanh nhất.

Bài 14: Nước ép cần tây, cà rốt, táo xanh

Chuẩn bị: Cần tây 2 cọng, nên mua mới thường xuyên, tránh trữ quá lâu trong tủ lạnh (14 ngày) vì có thể tăng cao nguy cơ gây ung thư; 2 củ cà rốt nhỏ hoặc 1 củ to; Táo xanh: chọn loại chua, ít ngọt, có lượng đường thấp; Rau bina: 3 cọng.

Rửa sạch bằng nước và muối sau đó để ráo. Riêng cà rốt và táo nên gọt vỏ sau đó thái nhỏ tất cả nguyên liệu rồi lần lượt cho vào máy ép. Mỗi ngày nên uống nước ép trên hai lần và duy trì thói quen liên tục vài tháng.

Bài 15: Nước ép khổ qua

Sử dụng nước ép hàng ngày để mang đến sự cải thiện nhanh chóng. Đây cũng là thức uống giúp làm sáng da, thải độc cơ thể. Ngoài ra, khổ qua còn rất có hiệu quả trong việc ngăn chặn quá trình hình thành chất béo có lợi cho quá trình kiểm soát cân nặng, ổn định mỡ máu vừa có lợi cho đường huyết vừa tốt cho tim mạch và huyết áp.

Chuẩn bị: Khổ qua 1 quả; Nước lọc: 1 cốc 200ml; Chanh tươi: 1 quả; Muối ăn: 1/4 muỗng.

Khổ qua bổ đôi, loại bỏ phần hạt bên trong sau đó thái thành miếng nhỏ và ngâm trong nước lạnh trong vòng 30 phút, sau đó cho vào máy ép lấy nước. Chanh vắt lấy nước cốt hòa chung với muối và sau đó cho vào chung với nước ép khổ qua. Có thể không dùng muối nếu gặp phải bệnh cao huyết áp.

Bài 16: Nước ép bưởi

Trong các loại nước ép cho người tiểu đường, bưởi là gợi ý tốt hơn hết bởi có hàm lượng chất chống oxy hóa cao có công dụng kiểm soát đường huyết, ổn định đường huyết và ngăn chặn nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, bưởi còn có hàm lượng cao vitamin, khoáng chất, chất xơ giúp ích cho tim mạch, hỗ trợ giảm mỡ máu và điều hòa huyết áp.

Chuẩn bị: Bưởi 1 quả; Đường hóa học (loại dành cho bệnh nhân tiểu đường) 1 muỗng.

Bưởi lột bỏ lớp vỏ bên ngoài và tách hạt sau đó cho vào máy ép. Đối với các quả bưởi chua nên hòa chung với đường hóa học đã chuẩn bị để dễ uống. Ngoài uống nước ép bưởi, ăn bưởi nguyên tép sẽ có nhiều lợi ích hơn bởi có thêm dưỡng chất từ tép bưởi.

Bài 17: Nước ép củ cải, bạc hà

Nước ép củ cải được chứng minh có tác dụng lớn trong việc hạn chế nguy cơ gặp phải hội chứng chuyển hóa ở người mắc bệnh tiểu đường. Nói cách khác, dùng nước ép củ cải thường xuyên giúp ổn định đường huyết hiệu quả, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Chuẩn bị: Củ cải đường: 1 củ; Nước lọc: 1 ly; Lá bạc hà: 3 lá.

Gọt sạch phần vỏ của củ cải đường sau đó thái thành miếng nhỏ. Lá bạc hà rửa sạch, để ráo nước. Cho 2 nguyên liệu cùng nước xay nhuyễn trong vài phút và lọc lấy nước uống. Tốt hơn hết, người mắc bệnh tiểu đường nên sử dụng thức uống 1 lần mỗi ngày

Bài 18: Nước ép lựu

Đa phần lựu có vị ngọt nhẹ, thanh mát. Chỉ số GI của lựu thấp, GI=18. Lượng đường trong nước ép quả lựu sẽ không làm cho lượng đường trong máu tăng lên quá nhiều. Bởi vậy trong số các loại nước ép trái cây dành cho người tiểu đường, nước ép lựu được nhiều người sử dụng. Ngoài ra, lựu còn chứa chất chống oxy hóa, chất xơ cao nên không những tốt cho hệ tiêu hóa, tim mạch mà còn giúp đường huyết không tăng cao sau ăn.

Chuẩn bị: Lựu: 1-2 quả; Nước cốt chanh: 20ml; Đường, đá viên (nếu muốn).

Tách hạt lựu: Lựu rửa sạch, cắt đầu sau đó tách lấy phần hạt. Để dao không cắt vào hạt lựu, sau khi cắt bỏ phần đầu quả, dùng dao khứa theo đường màng rãnh trong quả, hạt sẽ nguyên vẹn, dễ tách hơn.

Nếu có máy ép hoa quả chậm, chỉ cần cho từ từ hạt lựu vào máy là được. Nếu không có máy ép, hãy cho hạt lựu vào máy xay sinh tố cùng 200ml, 10ml nước cốt chanh. Xay hỗn hợp thật nhuyễn, có thể thêm đường theo khẩu vị để dễ uống. Cuối cùng cho hỗn hợp ra rây lọc để bỏ cặn và hạt nát. Cả 2 cách làm đều cho ra ly nước ép lựu đẹp mắt, thơm ngon, vị ngọt vừa đủ rất ngon miệng, tốt cho người bệnh tiểu đường.

Bài 19: Nước ép ổi

Ổi là loại trái cây quen thuộc trong mỗi gia đình. Chỉ số GI của ổi là từ 12-24, nằm trong danh sách thực phẩm phù hợp cho người bệnh tiểu đường. Ổi có khả năng điều hòa lượng đường trong máu nhờ lượng vitamin A, C, B9, chất xơ, kali, magie dồi dào. Mọi người vẫn nghĩ cam giàu vitamin C nhất, nhưng không phải, ổi chứa vitamin C cao gấp 4-5 lần quả cam nên người bệnh tiểu đường uống nước ép ổi còn giúp tăng cường sức đề kháng tốt.

Chuẩn bị: Ổi xanh hoặc hồng: 2 quả.

Sơ chế ổi: Chọn những quả ổi vừa chín tới để có vị ngọt ngọt chua chua. Sau đó ngâm ổi với nước muối pha loãng rồi để ráo nước. Tiếp theo, bỏ vỏ, cắt ổi thành từng miếng nhỏ dài vừa với máy ép.

Ép nước ổi: Cho từng miếng ổi vào máy ép hoa quả cho đến khi hết. Nếu không có máy ép nước có thể cho vào máy xay sinh tố cũng 200ml, sau đó chắt bã để lấy nước.

Lưu ý:

- Nên ăn ổi chín vì ổi xanh chứa nhiều tanin sẽ khiến bạn bị táo bón.

- Người bệnh tiểu đường ăn ổi nên gọt vỏ vì vỏ ổi được chứng minh không có lợi cho mỡ máu.

- Mặc dù ổi có GI thấp nhưng người bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều vượt mức carbohydrate mỗi ngày cho cơ thể.

Bài 20: Nước ép cam

Cam có chỉ số đường huyết thấp nên phù hợp trong chế độ ăn của người bị tiểu đường. Không chỉ vậy, nước cam cung cấp lượng vitamin C dồi dào, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ổn định huyết áp, ngăn ngừa các gốc tự do. Tuy nhiên, ly nước ép cam của người tiểu đường sẽ có thêm phần vỏ cam để gia tăng chất xơ trong nước cam, giảm bớt đường, tăng kali và canxi.

Chuẩn bị: Cam rửa sạch, để ráo nước; Bổ cam theo kiểu múi cau, bổ cả vỏ, bỏ hạt cam. Cho lần lượt các miếng cam vào máy ép nước trái cây.

Bài 21: Nước ép cà chua

Cà chua là loại rau không chứa tinh bột, ít đường, ít carbohydrate, giàu vitamin A, B, C, E, K nên mỗi ngày sử dụng một ly nước ép cà chua chín sẽ tốt cho tim mạch, ngăn chặn các hiện tượng nghẽn ở gan, chống bệnh sơ gan. Các chất chống oxy hóa trong nước ép cà chua giúp bảo vệ thành mạch, thận – những cơ quan dễ bị tổn thương do bệnh tiểu đường. Cà chua cũng mang trong mình một lượng chất xơ, crom nên có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu.

Chuẩn bị: Cắt lát cà chua tươi, nấu 30 phút trên lửa vừa. Khi nấu có thể cho thêm một chút dầu oliu vì lycopen trong cà chua sẽ tan trong chất béo; Để cà chua nguội thì cho vào máy xay sinh tố, xay cho đến khi hỗn hợp mịn như mong muốn; Tiếp đến lọc cà chua xay nhuyễn qua rây để lược bớt bã cà chua.

Lưu ý:

- Dùng cà chua chín ép nước tốt hơn cà chua xanh.

- Không uống nước ép cà chua khi đói vì trong cà chua nhiều pectin và nhựa phenolic nên ăn lúc đói có thể ảnh hưởng tiêu cực tới dạ dày.

Bài 22: Nước ép hỗn hợp

Chuẩn bị: 3 củ cà rốt + 1 quả táo (táo xanh là tốt nhất vì lượng đượng thấp) + 1 củ hồi (fennel) + 8 nhánh măng tây + 1 nhánh gừng 1-3cm (dài 1/2 ngón tay).

Cho hỗn hợp vào máy ép và ép lấy nước rồi thưởng thức.

Bài 23: Nước ép hỗn hợp

Chuẩn bị: 1 quả táo xanh + 1 quả mướp đắng + 5 nhánh cần tây + 1 ớt chuông xanh + 1/2 quả chanh.

Tất cả rửa sạch rồi cho vào máy ép và ép lấy nước rồi sử dụng.

Bài 24: Nước ép hỗn hợp

Chuẩn bị: 1 quả táo xanh + 6-8 nhánh cần tây + 1 nắm rau bó xôi + 1 nắm rau mùi + 1/4 quả chanh + 1 mẩu gừng (optional).

Tất cả rửa sạch rồi cho vào máy ép và ép lấy nước rồi sử dụng.

Bài 25: Nước ép hỗn hợp

Chuẩn bị: 1 quả táo + 8-10 cải kale + 1 quả dưa chuột + 1/4 quả chanh.

Tất cả rửa sạch rồi cho vào máy ép và ép lấy nước rồi sử dụng.

Bài 26: Nước ép hỗn hợp

Chuẩn bị: 1 quả táo + 1/2 bó cải xoong + 1 nắm rau bồ công anh + 1/4 quả chanh.

Tất cả rửa sạch rồi cho vào máy ép và ép lấy nước rồi sử dụng.

Những món ăn cho người bệnh tiểu đường

Món ăn 1: Cháo địa cốt bì

Chuẩn bị: Địa cốt bì 30g; Tang bạch bì 15g; Mạch đông 15g; bột miến dong 100g. Các dược liệu sắc lấy nước, nấu với bột miến dong.

Dùng tốt cho người đái tháo đường, khát nước uống nhiều, gầy yếu suy kiệt.

Món ăn 2: Canh bí đao kết hợp với lá lách lợn

Chuẩn bị: Lá lách lợn tươi mua về bóc bỏ lớp màng mỏng bên ngoài, rửa thật sạch (dùng nguyên 1 cái). Tiếp đến lấy khoảng 25g bí đao bỏ vỏ rửa sạch đem nấu chín kỹ với lá lách trên với lượng nước vừa đủ ăn cho 1 người và ăn cả cái lẫn nước.

Mỗi ngày ăn 1 lần, kiên trì ăn trong vòng một tháng sẽ giảm được lượng đường trong máu. Khi ăn món canh này, trong một tháng tiếp sau đó người bệnh phải thường xuyên kiểm tra. Khi nhận thấy lượng đường xuống quá thấp thì ngừng ăn nhằm đảm bảo sức khỏe.

Món ăn 3: Canh râu ngô kết hợp với lá lách lợn

Chuẩn bị: Lá lách của lợn 1 cái, nấu với 50g râu ngô. Ăn cả cái lẫn nước. Ăn hết trong ngày. Một liệu trình kéo dài 10 ngày.

Món ăn 4: Canh hạt sen lá lách

Chuẩn bị: Lá lách heo 200g, thịt nạc heo 50g, hạt sen tươi 50 hạt.

Lá lách và thịt thái nhỏ trộn gia vị để ngấm. Hạt sen tươi bóc vỏ bỏ tâm. Cho vào nồi đun sôi với lượng nước vừa đủ. Cho thịt, lá lách vào nước nấu sen đang sôi. Nấu chín, ăn cái uống nước.

Món ăn 5: Lá lách heo bột sắn dây

Chuẩn bị: Lá lách heo 1 cái, bột sắn dây 100g.

Nấu nước lá lách heo để nấu bột sắn dây. Ăn ngày 2 lần. Ăn hằng ngày, liều lượng tùy ý.

Món ăn 6: Lá lách heo mạch nha

Chuẩn bị: Lá lách heo khoảng 150g, mạch nha 300g. Thêm nước nấu, uống nước ăn cái. Ngày 2 lần.

Món ăn 7: Cháo lá lách heo, củ cải tươi

Chuẩn bị: Lá lách heo 1 cái, thái nhỏ xào tái trước. Củ cải tươi 250g, gạo 100g.

Nấu cháo củ cải nhừ rồi cho lá lách vào nấu sôi lại để ăn nóng.

Món ăn 7: Canh khổ qua

Chuẩn bị: Khổ qua 100g, rửa sạch khổ qua, xắt lát, cho vào nồi, đổ nước vừa phải nấu thành canh. Chia canh ra 2 lần ăn trong ngày.

Món ăn 8: Cháo cần tây

Chuẩn bị: Cần tây tươi 60g, gạo tẻ 50 - 100g. Cần tây tươi rửa sạch thái nhỏ đem nấu với gạo tẻ thành cháo, thêm muối, gia vị, cho ăn nóng sáng và chiều.

Đây là món ăn bài thuốc điều trị tiểu đường dùng trong các trường hợp tăng huyết áp và bệnh đái tháo đường.

Món ăn 9: Canh lá sen, cá trạch

Chuẩn bị: Cá trạch 200g, lá sen tươi bánh tẻ 100g. Thêm gia vị nấu canh.

Dùng cho các trường hợp đái tháo đường, khát, uống nhiều.

Món 10: Canh nấm hương, mộc nhĩ

Chuẩn bị: Nấm hương 20g, mộc nhĩ 10g, nước luộc gà 200ml. Cho vào niêu đất càng tốt, thêm chút rượu, gừng, đun to lửa, hớt bọt, đun thêm 20 phút cho hành, hạt tiêu, ăn nóng.

Món 11: Cháo thục địa, nhục quế

Chuẩn bị: Nhục quế 3g, thục địa hoàng 10g, gạo tẻ 100g. Nhục quế, thục địa nấu với gạo tẻ thành dạng cháo loãng. Khi cháo được cho thêm 30g rau hẹ tươi và chút muối gia vị.

Món 12: Súp bào ngư, củ cải, cà rốt

Chuẩn bị: Bào ngư khô 20g (tươi 60g), củ cải 100g, cà rốt 100g, thêm tôm nõn hoặc thịt nạc liều lượng tuỳ ý cùng gia vị thích hợp, nấu thành dạng súp cho ăn thường ngày hoặc cách 2 - 3 ngày/lần. Dùng cho các trường hợp tiểu đường.

Món 13: Nước bột đậu xanh

Chuẩn bị: Đậu xanh 200g, cho thêm nước, nấu chín nhừ, lọc qua vải xô lấy nước, uống sáng tối, mỗi lần 1 chén.

Món 14: Canh tía tô và rau thơm

Chuẩn bị: Gia vị: húng quế, húng lủi, kinh giới - mỗi loại 10g; Tía tô (30g): nhặt lấy lá; 100g tôm nõn.

Giã tôm nát và thả vào nồi nước sôi. Kế đến, cho tất cả các loại rau thơm và tía tô vào nấu chín. Sau đó, dùng nước canh này ăn mỗi ngày một bữa. Dùng cách nhau 3 ngày và dùng liên tục trong tháng.

Món 15: Cháo hàu yến mạch

Chuẩn bị: Yến mạch: 1 chén vừa ăn khoảng 30 gram (Chọn loại yến mạch steel cut); Hàu sữa: 50 gram; Hạt sen: 20 gram (Chọn hạt đã lột vỏ và lấy nhụy); Nấm: 30 gram (Có thể dùng nấm rơm, nấm hương hoặc nấm đùi gà); Hành tím: 1 củ; Hành ngò: 3 cọng.

Lấy yến mạch ngâm trong nước 15 phút sau đó nấu với lửa vừa cùng với hạt sen được làm sạch. Nấm ngâm với nước muối, làm sạch và thái lát mỏng hoặc cắt hạt lựu. Hành tím thái lát, băm nhuyễn. Hàu rửa sạch, để ráo nước. Bắt chảo lên bếp thêm 1 muỗng cà phê dầu thực vật và phi hành đến vàng. Vớt ½ hành ra sau đó cho nấm vào, nêm nếm vừa ăn và tiếp tục thêm hàu vào xào đến khi săn lại. Khi cháo nở đều, cho hàu và nấm đã chuẩn bị vào nấu chung đến khi sôi lại thì tắt bếp. Múc cháo ra tô, cắt nhuyễn hành ngò trang trí rồi thêm ít hành phi lên trên sau đó thưởng thức.

Món 16: Cháo khoai lang

Chuẩn bị: Khoai lang 60g, kê 30g. Khoai lang gọt vỏ thái lát nấu cháo với kê. Ăn bữa sáng.

Món 17: Canh trai, rau hẹ

Chuẩn bị: Trai 150g, rau hẹ 60 - 120g. Thêm nước, gia vị nấu canh ăn.

Món 18: Canh hẹ, hẹ xào

Chuẩn bị: Hẹ tươi 90 -150g

Hàng ngày nấu canh hay xào (không cho muối).

Nên bổ sung thường xuyên những loại rau củ quả dưới đây có những đặc tính giúp điều tiết đường huyết tốt:

- Cà rốt.

- Táo (Đặc biệt là táo xanh tuy nhiên tại Việt Nam không phổ biến nhưng cũng có thể tìm thấy trong các siêu thị).

- Măng tây.

- Bơ.

- Mướp đắng (đây là thực phẩm hàng đầu để giảm đường huyết, nó rất mạnh và ko nên dùng mỗi ngày quá 2 quả, và luôn thường xuyên đo lượng đường huyết sau khi dùng mướp đắng tươi).

- Dưa chuột.

- Củ hồi (Fennel).

- Cần tây (Celery – lưu ý là loại bẹ to hay còn gọi là cần tây Mỹ, loại cần tây nhánh nhỏ của ta thì được ít nước và nặng mùi hơn).

- Cải rổ (Collard greens).

- Rau mùi ta / Ngò (Cilantro).

- Cải xoăn (Kale).

- Đậu bắp.

- Rau chân vịt / Bó xôi (Spinach).

- Bắp cải tím.

- Cải xoong.

- Cỏ lúa mỳ.

- Bưởi.

- Ổi.

- Khoai Lang.

- Gừng.

Chú ý:

- Các loại nước ép tốt hơn hết chỉ nên uống nguyên chất, tránh pha thêm đường khi sử dụng bởi điều này không có lợi cho đường huyết. Trong trường hợp cần thiết, nên uống nước ép chung với đường hóa học (loại đường dành riêng cho người tiểu đường).

- Dù trái cây có lượng GI thấp, không ảnh hưởng quá nhiều tới lượng đường sau ăn, có thể ổn định đường huyết nhưng người bệnh tiểu đường cũng không nên lạm dụng, không uống quá nhiều. Mỗi ngày chỉ nên uống 1 ly.

- Cần lựa chọn kỹ lưỡng trái cây trước khi ép nước uống, đảm bảo hoa quả tươi ngon, không dập nát. Có thể chọn mua trái cây ở các cửa hàng, địa chỉ uy tín để đảm bảo an toàn vệ sinh, không có chất bảo quản hay chất bảo vệ thực vật.

Ngoài ra bệnh nhân tiểu đường nên thực hiện chế độ ăn uống khoa học

Ngoài việc bổ sung các loại nước ép màu xanh giàu dinh dưỡng, chế độ của người bị tiểu đường hay tiền tiểu đường cần có sự thay đổi. Hãy ăn thiên về thực vật, giảm ăn đạm động vật, chất béo, giảm đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhiều muối mặn. đồ ăn và đồ uống có nhiều đường. Có chế độ ăn và xây dựng cuộc sống lành mạnh thì đây cũng là liều thuốc chữa bệnh hiệu quả cho chính mình.

Nên ăn: 

- Thay thế gạo trắng bằng gạo lứt.

- Tiểu đường nên ăn yến mạch.

- Tiểu đường nên ăn hạt chia, hạt lanh.

- Tiểu đường nên ăn khoai lang, rau cải...

Nên kiêng:

- Kiêng thực phẩm nhiều đường, quá ngọt.

- Hạn chế tinh bột.

- Không sử dụng thực phẩm nhiều chất béo bão hòa.

- Kiêng với đồ hộp, đồ chiên.

- Tránh sử dụng trái cây sấy, sữa có đường.

- Kiêng đồ uống có cồn, chất kích thích...

Đồng thời nên kết hợp vân động ít nhất 30 phút mỗi ngày như: Đi bộ, chạy chậm, yoga, bơi lôi, đạp xe.....

Luôn nhớ: Uống thuốc + ăn uống khoa học + thể dục = ổn định đường huyết 100%

Nên: Kiểm tra đường huyết thường xuyên.

Lưu ý: Những bài thuốc trên đây chỉ là những bài thuốc căn bản, nó còn tùy thuôc vào giai đoạn, thể trạng và vị trí đau của mỗi người khác nhau. Do đó, tốt nhất bệnh nhân nên liên hệ trực tiếp với ông Rum qua trang cá nhân để được tư vấn và kê đơn cho phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân.

Đối với những bệnh nhân nghèo, không có điều kiện để điều trị, có thể liên lạc với địa chỉ dưới đây để được bốc thuốc hoàn toàn miễn phí:

Địa chỉ nơi khám 1: Trụ trì Chùa Pháp Tạng Thầy Thích Trí Tuệ cũng là Thầy thuốc.

Phòng thuốc nam từ thiện "Thiện Pháp"

Địa chỉ: C3/8 Lê Đình Chi, xã Lê Minh Xuân, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (028) 3877 3777 - 0918.270.732 - 0912120412

Địa chỉ nơi khám 2: Lương y Nguyễn Văn Tư (còn gọi là Thầy Tư Ngoan) - Trưởng Phòng khám từ thiện Hương Sen.

Địa chỉ: Số 188 ấp Vĩnh Bảo, xã Vĩnh Hậu, huyện An Phú, tỉnh An Giang.

Điện thoại: 0976636304 - 0905931109

Địa chỉ nhà trọ 1:

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=2713370755341588&id=100000060709416

Địa chỉ nhà trọ 2:

https://www.facebook.com/groups/507402229444333/permalink/2295667667284438/

Nên liên lạc đặt giờ trước khi đến.

Góc sưu tầm tổng hợp và bổ sung 
Ông Trần Văn Rum - Chuyên gia tư vấn cho bệnh nhân ung thư của nhóm "Chiến thắng ung thư"

comment Bình luận

largeer