Bảo đảm an toàn thực phẩm từ gốc - Xây dựng hệ thống sản xuất, cung ứng sạch

Thực tế cho thấy, giám sát ở khâu chế biến dù chặt chẽ đến đâu cũng không ngăn ngừa một cách hiệu quả các vụ ngộ độc thức ăn do thực phẩm có xuất xứ bẩn. Giải pháp căn cơ, gốc rễ là xây dựng một hệ thống minh bạch về sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn đúng nghĩa.
20/10/2023 21:35

An toàn thực phẩm từ nguồn nguyên liệu

Một trong những nhiệm vụ, giải pháp là xây dựng các chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng; ưu tiên phát triển các vùng chuyên canh, sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn; kiểm soát an toàn thực phẩm ngay từ yếu tố đầu vào trong sản xuất, kinh doanh; liên kết với các chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế, bảo đảm người dân được tiếp cận và sử dụng lương thực, thực phẩm an toàn, bền vững.

Bên cạnh đó, cần đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghiệp, dịch vụ, hình thành mạng lưới logistics, bảo quản, chế biến, thương mại điện tử ở nông thôn; phát huy vai trò của các hợp tác xã, hiệp hội ngành hàng trong liên kết, hỗ trợ sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ thực phẩm an toàn, chất lượng; khuyến khích, hỗ trợ hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm ứng dụng công nghệ cao và kết nối chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn.

Thông qua tổ chức sản xuất hợp tác xã, tổ hợp tác, Nhà nước mới có thể có đầu mối để quản trị an toàn thực phẩm, người dân mới có thể liên kết với nhau, có đủ nguồn lực để sản xuất an toàn, tạo nên nguồn nguyên liệu đầu vào an toàn.Ở hình thức hợp tác xã thì nguyên liệu đầu vào có thể mua được rẻ hơn, các thành viên sẽ có đủ vốn để mua các vật tư đảm bảo an toàn thực phẩm, có đủ khả năng về nguồn vốn để sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap, Globalgap, đưa ra các sản phẩm an toàn. Nếu chỉ một hộ riêng lẻ thì khó làm được điều này. Đây là một trong những giải pháp cho vấn đề an toàn thực phẩm trong thời gian tới và cần được thúc đẩy.

c2

(Ảnh minh họa)

Bước đầu doanh nghiệp có thể hợp tác với người nông dân sản xuất thực phẩm sạch ở quy mô nhỏ, sau đó mở rộng dần khi tất cả đã vào guồng. Giá trị của doanh nghiệp sẽ cao hơn rất nhiều lần, thương hiệu doanh nghiệp sẽ tăng lên rất nhiều lần và khi đó hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng đánh tráo nhãn mác sẽ giảm đi rất nhiều lần.

"Thị trường sạch" chưa minh bạch

Rau sạch” theo đúng quy định là các loại thực vật không có tồn dư thuốc trừ sâu dù ở mức rất nhỏ. Điều này có nghĩa là người nông dân trồng rau mà hoàn toàn không sử dụng thuốc trừ sâu, hóa chất bảo vệ thực vật. Còn khái niệm “rau sạch” đang rất phổ biến đối với người tiêu dùng Việt Nam hiện nay chính là để nói về loại rau an toàn (có dư lượng thuốc trừ sâu trong ngưỡng cho phép).

Tuy nhiên, không có gì đảm bảo rằng những mặt hàng có gắn mác “sạch” trên thị trường được sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn của VietGAP với 30 quy trình kỹ thuật dưới sự kiểm tra, giám sát của cán bộ chuyên ngành.

Theo đó,nền nông nghiệp phải tập trung triển khai nhiều giải pháp nhằm hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học, tăng cường thay thế bằng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học…, hướng tới một nền nông nghiệp an toàn, bền vững, thân thiện với môi trường.

Nền nông nghiệp an toàn sẽ tạo ra nguồn thực phẩm sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa và hướng tới xuất khẩu.

Công Sơn

comment Bình luận

largeer