Chuyển đổi số khu vực công, tạo nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội
Phát biểu khai mạc, ông Phạm Mạnh Hùng – Phó Tổng Giám đốc VOV – nhấn mạnh vai trò đặc biệt của báo chí trong tiến trình chuyển đổi số. Theo ông, truyền thông không chỉ phản ánh thực tiễn mà còn đóng vai trò dẫn dắt nhận thức, lan tỏa tinh thần đổi mới, khát vọng chuyển đổi số trong toàn xã hội, đặc biệt là khu vực công. Việc số hóa bộ máy hành chính cần đi liền với truyền thông có trách nhiệm, tạo cầu nối giữa Nhà nước và người dân, từ đó nâng cao hiệu quả phục vụ và tính minh bạch.

Ông Phạm Mạnh Hùng – Phó Tổng Giám đốc VOV phát biểu khai mạc diễn đàn
PGS.TS Ngô Trí Long – chuyên gia kinh tế – nhận định chuyển đổi số trong khu vực công không chỉ là một xu thế tất yếu mà còn là trụ cột chiến lược trong cải cách thể chế. Việc áp dụng công nghệ số giúp tăng hiệu suất làm việc, giảm chi phí, rút ngắn thời gian xử lý thủ tục hành chính và nâng cao tính công khai, minh bạch trong hoạt động công vụ. Đặc biệt, Nghị quyết số 57/NQ-TW ngày 10/6/2024 của Bộ Chính trị đã xác định rõ chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Trong đó, khu vực công cần đi đầu, làm gương trong ứng dụng công nghệ để kiến tạo nền quản trị số hiện đại, phục vụ nhân dân.
Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số khu vực công hiện vẫn gặp nhiều “điểm nghẽn” cần sớm được tháo gỡ. Trước hết là hạ tầng số chưa đồng bộ, đặc biệt ở cấp địa phương, khiến nhiều dịch vụ công trực tuyến chưa phát huy được hiệu quả. Dữ liệu còn phân mảnh, thiếu sự liên thông giữa các bộ, ngành, giữa trung ương và địa phương, dẫn đến tình trạng “cát cứ” thông tin. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, công chức tại nhiều nơi còn hạn chế về kỹ năng số, tâm lý e ngại thay đổi vẫn tồn tại. Về mặt thể chế, hệ thống pháp luật liên quan đến dữ liệu số, định danh điện tử, an ninh mạng… vẫn chưa hoàn thiện, gây khó khăn trong triển khai các nền tảng số thống nhất, xuyên suốt.

Quang cảnh diễn đàn
Ông Nguyễn Minh Khôi – Giám đốc Chính sách và Chuyển đổi, Viện Tony Blair vì Thay đổi Toàn cầu – chia sẻ quan điểm: chuyển đổi số không nên chỉ được hiểu là việc ứng dụng phần mềm hay nâng cấp hạ tầng công nghệ, mà cần được nhìn nhận như một hệ sinh thái điều phối số, nơi con người, công nghệ và chính sách cùng vận hành theo mô hình tích hợp. Theo ông, Việt Nam cần xây dựng chiến lược chuyển đổi số khu vực công một cách toàn diện, bài bản, đặt trọng tâm vào năng lực quản trị, đầu tư có trọng điểm và lấy người dân làm trung tâm của sự phục vụ.
Tại diễn đàn, nhiều đề xuất thiết thực đã được đưa ra nhằm tăng tốc tiến trình số hóa khu vực công. Trước hết là hoàn thiện hành lang pháp lý cho các hoạt động chuyển đổi số, đặc biệt là xây dựng luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân, định danh số, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước. Thứ hai, cần đầu tư đồng bộ vào hạ tầng công nghệ, chú trọng phát triển các trung tâm dữ liệu quốc gia, bảo đảm mạng truyền thông tốc độ cao, an toàn và ổn định. Thứ ba, phải đẩy mạnh đào tạo, nâng cao kỹ năng số cho cán bộ, công chức, đồng thời mở rộng hợp tác công – tư để huy động thêm nguồn lực xã hội tham gia vào quá trình này. Cuối cùng, vai trò của báo chí chính thống cần được phát huy mạnh mẽ hơn nữa trong việc thông tin, phản biện và truyền cảm hứng chuyển đổi số đến các tầng lớp nhân dân.
Theo các chuyên gia, khi chuyển đổi số trong khu vực công được triển khai đồng bộ, sẽ tạo ra bước đột phá trong cải cách hành chính, giảm thiểu thủ tục rườm rà, nâng cao sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hành chính công hiện đại, minh bạch, hiệu quả cũng sẽ là bệ đỡ vững chắc để nền kinh tế số phát triển, giúp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới.
Diễn đàn “Chuyển đổi số khu vực công – Nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội” không chỉ là cơ hội chia sẻ kinh nghiệm mà còn là lời hiệu triệu toàn diện, từ thể chế đến con người, từ hạ tầng đến truyền thông, từ trung ương tới địa phương. Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, khu vực công cần đóng vai trò dẫn dắt, làm nền móng cho quá trình chuyển đổi số toàn diện của đất nước. Nếu tận dụng tốt thời cơ, hành động quyết liệt và đồng bộ, Việt Nam hoàn toàn có thể tiến nhanh trên con đường trở thành quốc gia số hiện đại, phát triển bền vững.
Nguyễn Nghị

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Phát hiện thêm công dụng mới trong thuốc điều trị ung thư của Singapore
Các nhà nghiên cứu Singapore phát hiện ra rằng một loại thuốc điều trị ung thư do nước này phát triển có thể trở thành thuốc điều trị mới cho 2 nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu thế giới.July 16 at 8:04 am -
Thái Lan sản xuất thuốc điều trị ung thư nhắm đích đầu tiên được phát triển trong nước
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan đã sản xuất thuốc viên điều trị ung thư nhắm đích đầu tiên – có tên Imcranib 100 - hoàn toàn được phát triển trong nước. Đây là kết quả của tầm nhìn khoa học và sự lãnh đạo của Công chúa hoàng gia Thái Lan - Giáo sư Tiến sĩ Chulabhorn Krom Phra Srisavangavadhana.July 15 at 9:13 am -
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am