Bão số 9: Cấp độ cuồng phong, sóng biển cao hơn 10m
Các chuyên gia của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia (Trung tâm KTTVQG) đánh giá bão số 9 (tên quốc tế Molave) là cơn bão mạnh nhất từ đầu năm 2020 đến nay.
Bắc Trung bộ cũng bị ảnh hưởng của bão
Bão số 9 có ba đặc điểm là di chuyển nhanh, cường độ mạnh, phạm vi ảnh hưởng rộng khắp Biển Đông. Do bão di chuyển nhanh nên có khả năng ảnh hưởng trực tiếp vùng biển ngoài khơi từ chiều 27-10. Đến đêm 27-10, bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đất liền Trung và Nam Trung bộ.
Ông Nguyễn Bá Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm KTTVQG, cho biết từ đầu năm 2020 đến nay, bão số 9 được đánh giá là cơn bão mạnh nhất, khi vào Biển Đông với cường độ cấp 12-13 nên dự báo sóng biển sẽ cao trên 10 m.
"Đây là trường hợp hiếm khi trên Biển Đông xuất hiện cơn bão có sóng cao như vậy" - ông Thủy đánh giá.
Khi bão vào vùng biển Trung bộ, đây là vùng biển thoáng, sâu nên khả năng suy giảm sóng không đáng kể. Do vậy, vùng biển từ Đà Nẵng đến Bình Định khả năng sẽ có sóng cao 6-7 m.
Ông Thủy nhớ lại: "Kinh nghiệm cơn bão Damrey năm 2017 khi đổ bộ vào Phú Yên - Khánh Hòa thì tỉnh Bình Định cách xa hàng trăm km nhưng sáu tàu vận tải cỡ lớn ở cảng Quy Nhơn cũng bị chìm, ngoài ra còn làm 13 người mất tích".
Với các phân tích trên, các chuyên gia khí tượng lo ngại khi bão đổ bộ, không chỉ khu vực trọng tâm của bão mà kể cả khu vực biển Bắc Trung bộ cũng ảnh hưởng.

Bão số 9 đang ở mức "cuồng phong", lo ngại nước biển dâng
Về nước dâng, các chuyên gia khí tượng cũng cho biết lịch sử đã ghi nhận ở khu vực này có hai cơn bão. Cơn bão Xangsane đổ bộ Việt Nam tháng 9-2006 và cơn bão Ketsana đổ bộ vào tháng 9-2009 đã gây nước dâng tại Trạm thủy văn Sơn Trà (Đà Nẵng) lên 1,5 m, đúng vào thời điểm triều cao nên gây ngập lụt diện rộng, nhất là khu vực đầm phá vùng biển Hội An.
"Với cơn bão số 9 này, chúng tôi cũng e ngại khả năng nước biển dâng cao, nhất là trường hợp bão đổ bộ vào đêm, khi thủy triều lên. Đây là vấn đề chúng tôi sẽ khuyến cáo với các cơ quan phòng chống thiên tai" - ông Thủy nói.
Về đối tượng tác động cụ thể trên biển và vùng ven bờ, nhất là các tuyến hàng hải, các cảng biển như cảng Quy Nhơn - Bình Định, các chuyên gia khí tượng lo ngại dù nằm trong khu vực được che chắn nhưng vì sự lan truyền sóng và sự cộng hưởng trong cảng biển cũng là nguy cơ làm sóng dâng rất cao.
Năm 2017 khi cơn bão Damrey đổ bộ vào Khánh Hòa đã làm thiệt hại rất lớn cho các khu nuôi trồng thủy sản.
Cạnh đó các chuyên gia cũng lo ngại hiện tượng phá hủy đê kè, các công trình ven biển, cửa sông. Bình thường gió mùa đông bắc mạnh đã thường xuyên phá hủy đê kè, cửa sông đối với khu vực miền Trung thì riêng với cơn bão này có thể gây tác động gấp mấy lần so với một đợt gió mùa đông bắc.
"Điều quan tâm cuối cùng mà tôi lăn tăn đó là lâu rồi mới có một cơn bão mạnh có khả năng gây ngập úng ở khu vực từ Thừa Thiên - Huế đến Đà Nẵng, mà vùng biển này không có hệ thống đê biển chắn, một số khu vực lại tương đối trũng" - ông Thủy chia sẻ.
Đêm 27-10 bắt đầu có mưa to kèm giông
Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm KTTVQG, cũng cho biết với cấp độ gió từ 12-15 là cấp gió được gọi là cuồng phong. Với cơn bão số 9, cấp gió hiện tại là 12-13 nên cũng có thể gọi là cuồng phong. Từ cấp 16 trở đi sẽ trở thành siêu bão.
Thông tin thêm, ông Lâm cho biết cơn bão số 9 hoàn toàn khác với cơn bão số 8 trước đó. Vì sau khi vào bờ bão số 9 mới kết hợp với không khí lạnh nên lượng mưa lớn sau bão lại tập trung ở Bắc và Trung Trung bộ. Từ ngày 28 đến 31-10, lượng mưa có thể đạt 500 mm và dù khu vực này rất xa bão nhưng ảnh hưởng mưa sau bão lại lớn nhất.
"Đa số các cơn bão vào miền nam sẽ mang theo các khối mây đối lưu rất mạnh. Theo dự báo ngày 28 bão mới vào sát bờ nhưng từ đêm 27-10 đã có mưa to kèm giông, gió giật nên công tác di dân chằng chống nhà cửa phải hoàn thành xong trước ngày 27-10" - ông Lâm nhấn mạnh.
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, cơn bão số 9 mạnh tương đương cơn bão Damrey năm 2017, cơn bão đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, với hơn 100 người chết và hàng chục nghìn tỉ đồng...
Theo Pháp luật TP HCM

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Phát hiện thêm công dụng mới trong thuốc điều trị ung thư của Singapore
Các nhà nghiên cứu Singapore phát hiện ra rằng một loại thuốc điều trị ung thư do nước này phát triển có thể trở thành thuốc điều trị mới cho 2 nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu thế giới.July 16 at 8:04 am -
Thái Lan sản xuất thuốc điều trị ung thư nhắm đích đầu tiên được phát triển trong nước
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan đã sản xuất thuốc viên điều trị ung thư nhắm đích đầu tiên – có tên Imcranib 100 - hoàn toàn được phát triển trong nước. Đây là kết quả của tầm nhìn khoa học và sự lãnh đạo của Công chúa hoàng gia Thái Lan - Giáo sư Tiến sĩ Chulabhorn Krom Phra Srisavangavadhana.July 15 at 9:13 am -
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am