Bé trai 3 tuổi bị kẹt ngón tay vào ổ khóa phải nhập viện cấp cứu
Đó là trường hợp của bé trai H.M.K.(3 tuổi, ở Đồng Nai). Bé được người nhà hối hả đưa vào Bệnh viện (BV) Nhi đồng 2 (TP.HCM) cấp cứu với ngón tay cái kẹt cứng vào ổ khóa xoay, ngón tay rỉ máu.
Sau khi dùng thuốc giảm đau và dỗ dành bé, các bác sĩ hỏi chuyện người nhà nhưng không ai rõ nguyên nhân vì sao bệnh nhi bị chiếc ổ khóa "ngoạm" chặt tay như vậy.
Chỉ biết trước đó bé chơi một mình trong nhà rồi khóc thét lên. Nghe tiếng khóc, mọi người chạy đến hiện trường thì hoảng hồn thấy sự việc nên vội vàng tìm cách lấy ngón tay con ra.
"Loay hoay cả tiếng đồng hồ mà không thể nào cứu bé được, chúng tôi phải tháo ổ khóa, mang nó theo con đi cấp cứu", người nhà bé nói.

Ngay khi tiếp nhận, bác sĩ Nguyễn Trung Nhân, khoa Bỏng - Chỉnh hình cùng ekip trực nhanh chóng trấn an gia đình và làm thủ tục cho bé lên phòng mổ.
Vì ổ khóa xoay có một chốt an toàn, ekip ấn vào nút này và nhẹ nhàng tách rời từng bộ phận của ổ khóa. Ngón tay cái của cậu bé được giải cứu trong "vài nốt nhạc" và may mắn chỉ bị đứt một lớp da mỏng.
Sau khi được bác sĩ khâu vết thương và chăm sóc ổn định, bé đã xuất viện.
Các bác sĩ cho biết ở giai đoạn 1-3 tuổi, bé hay tò mò và thích khám phá đồ vật và mọi thứ xung quanh.
Ngoài việc cho đồ vật vào miệng hoặc chuyền vật trên tay, trẻ còn quan sát các hành động của người lớn và bắt chước theo.
Có những trẻ hiếu động hơn, chạy nhảy, nghịch các thiết bị dẫn đến tai nạn đáng tiếc, những vật dụng tưởng chừng ngoài khả năng tai nạn như ổ khóa này trong một số tình huống cũng nguy cơ gây tổn thương.
Bác sĩ khuyên để đảm bảo sức khỏe nhưng vẫn giúp con học hỏi xung quanh, phụ huynh hãy tạo cho con môi trường khám phá an toàn, bằng cách sắp xếp lại nhà cửa, đặt những vật có khả năng gây nguy hiểm ngoài tầm với của con.
Cùng con quy ước "vòng tròn cấm", cho con tô màu, phụ huynh cắt và dán vào những nơi không nên chơi. Kiểm tra tránh trơn trượt hay rò rỉ hệ thống điện trong nhà.
Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần lưu ý thêm về ranh giới của tăng động và hiếu động. Nếu trẻ nghịch ngợm mọi lúc mọi nơi, không dừng được thì nhiều khả năng đây không còn là hiếu động đơn thuần, mà là các biểu hiện của rối loạn hoạt động và chú ý.
Lúc này trẻ cần được kịp thời đánh giá, tư vấn chiến lược hỗ trợ trẻ thông qua luyện tập hành vi, thay đổi cách giáo dục, kết hợp điều trị thuốc (nếu cần).
Theo Pháp luật và bạn đọc

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 3 at 12:01 pm -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am