Bệnh mù màu di truyền như thế nào?

Mù màu là bệnh di truyền do đột biến có liên quan đến cặp nhiễm sắc thể giới tính (ở nữ giới là XX và ở nam là XY). Người mắc bệnh mù màu do đột biến hoặc thiếu 1 gen trên nhiễm sắc thể X, gây ra sự rối loạn tế bào cảm thụ ánh sáng ở mắt cần để phân biệt màu sắc (thông thường gen này là gen lặn).
17/01/2023 12:02

Những thai nhi là bé trai mà nhận được ở mẹ loại gen này thì sẽ gặp khó khăn trong việc phân biệt màu sắc vì nhiễm sắc thể Y là nhiễm sắc thể sẽ không có gen màu sắc trội để lấn át gen mù màu.

Còn phụ nữ chỉ mắc bệnh này nếu có 2 gen mù màu: Một của mẹ và một của bố mắc bệnh truyền cho. Nếu người phụ nữ chỉ có một gen bệnh thì chưa việc gì, vì gen màu sắc ở nhiễm sắc thể còn lại đủ át gen bệnh. Điều đó giải đáp vì sao các thống kê đều cho hay nam giới mắc chứng mù màu có tỷ lệ cao hơn nhiều so với nữ.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thị lực có khả năng phân biệt màu do tổng hợp 3 cảm giác màu ứng với một bước sóng ánh sáng khác nhau: Cam – tím (có bước sóng 450nm), vàng – lục (520nm) và đỏ (630nm). Ở người, võng mạc có 3 loại tế bào nón, mỗi loại mẫn cảm nhất với một bước sóng nhất định là 430nm (ứng với tím), 540nm (ứng với xanh lục) và 575nm (ứng với đỏ). Có lẽ ở các loại đó có các opsin khác nhau cho mỗi loại. Khi hòa trộn các màu cơ bản đó với nhau theo một tỷ lệ nhất định có thể có muôn màu sắc khác nhau.

Rối loạn sắc giác có thể chia làm 2 mức độ:

- Khuyết sắc (không phân biệt được giữa màu lục và màu đỏ và loại không phân biệt được giữa màu xanh da trời và màu vàng).

- Mù màu (hoàn toàn không phân biệt được giữa các màu).

Hiện nay y học chưa có cách nào chữa được bệnh mù màu, tuy nhiên có thể chẩn đoán được bệnh trước sinh.

Bệnh Viện Mắt Hà Nội 2

comment Bình luận

largeer