Bệnh phổi ảnh hưởng đến nam giới và phụ nữ khác nhau như thế nào?

Dữ liệu cho thấy khoảng 33,6% COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) là do ô nhiễm không khí xung quanh, 25,8% do ô nhiễm không khí hộ gia đình và 21% do hút thuốc. Trong khi các yếu tố nguy cơ này có thể gây ra các vấn đề liên quan đến phổi ở cả nam giới và phụ nữ, nhưng sự ảnh hưởng của nó lại khác nhau.
24/02/2022 17:36

Mức độ phổ biến của bệnh phổi ở phụ nữ

Các nghiên cứu khác nhau được thực hiện để tìm hiểu mối liên hệ giữa rối loạn phổi và giới tính cho thấy nam giới và phụ nữ bị ảnh hưởng bởi nó theo những cách khác nhau. WHO cho biết phụ nữ có nhiều khả năng mắc bệnh phổi mãn tính hơn, ngay cả khi trên toàn cầu có khoảng 40% đàn ông hút thuốc so với gần 9% phụ nữ.

Các vấn đề về phổi phổ biến hơn ở phụ nữ trẻ dưới 55 tuổi. Hơn nữa, phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn. Tình trạng khó thở có xu hướng cao hơn ở những phụ nữ mắc bệnh phổi mãn tính. Khó thở có xu hướng tăng nhanh hơn ở phụ nữ mắc các bệnh phổi mãn tính và họ cũng có tỷ lệ sản xuất chất nhầy thấp hơn so với nam giới bị COPD.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tại sao các bệnh phổi mãn tính ảnh hưởng đến nam giới và phụ nữ khác nhau?

Các nghiên cứu được thực hiện để hiểu bệnh phổi ảnh hưởng đến nam giới và phụ nữ như thế nào vẫn chưa thể chỉ ra nguyên nhân chính xác. Theo lý thuyết, sự khác biệt về kích thước phổi ở nam giới và phụ nữ đóng một phần quan trọng trong việc phát triển các biến chứng và triệu chứng liên quan đến phổi. Thể tích phổi của phụ nữ trưởng thành nhỏ hơn khoảng 10% so với nam giới cùng chiều cao và cùng tuổi. Đường thở của phụ nữ hẹp hơn nam giới.

Một giả thuyết khác cho rằng mức độ khác nhau của các hormone như estrogen và testosterone cũng có thể đóng một vai trò nào đó.

Nói về mức độ phổ biến của tình trạng này, Tiến sĩ Nimish Shah, Chuyên gia tư vấn Pulmonolog, Bệnh viện Jaslok cho biết, "Các tình trạng phổi tương tự nhau đối với cả nam giới và phụ nữ, tuy nhiên, một số bệnh lý nhất định có khuynh hướng giới tính như bệnh Lymphangioleiomyomatosis (LAM) và phơi nhiễm liên quan đến nhiên liệu khối lượng sinh học có thể dẫn đến các bệnh về phổi và ung thư phổi".

Hormone có thể khiến phụ nữ có nguy cơ mắc các bệnh phổi như thế nào?

Thảo luận về mối liên hệ giữa nội tiết tố phụ nữ và rối loạn phổi, Tiến sĩ Danny Laliwalla, chuyên gia mang thai và vô sinh có nguy cơ cao, tại Bệnh viện Jaslok cho biết "Không có bằng chứng trực tiếp nào cho thấy nội tiết tố nữ (estrogen và progesterone) có bất kỳ vai trò trực tiếp nào đối với sự phát triển và sự tiến triển của các bệnh về phổi, cũng như không có bất kỳ mối liên hệ trực tiếp nào cho thấy phụ nữ có thể dễ mắc các bệnh phổi hơn nam giới. Nhưng có một số nghiên cứu đã được thực hiện ủng hộ điều đó. "

Ông giải thích rằng các bệnh như xơ nang và tăng huyết áp động mạch phổi vô căn thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới. Bên cạnh đó, phụ nữ dễ bị COPD khởi phát sớm và nhạy cảm hơn với các chấn thương do hút thuốc.

Nói về vai trò của nội tiết tố nữ, Tiến sĩ Laliwalla cho biết "Estrogen và progesterone dẫn đến những tác động có hại đến phổi, mặc dù estrogen đóng vai trò nhiều hơn trong tổn thương phổi bằng cách tạo ra phản ứng viêm ở phổi. Tác động này càng trầm trọng hơn ở những phụ nữ hút thuốc ( so với nam giới). "

Ngoài ra, hormone nam giới, testosterone đã được chứng minh là có ảnh hưởng tốt hơn một chút đến phổi và đường hô hấp, khiến nam giới ít bị tổn thương phổi hơn phụ nữ.

Lời khuyên để duy trì sức khỏe của phổi

Thật khó để dự đoán ai phát triển các tình trạng liên quan đến phổi. Nam và nữ đều có nguy cơ mắc bệnh, vì vậy cần phải chăm sóc sức khỏe phổi ngay từ khi còn nhỏ. Dưới đây là một số điều bạn có thể làm để bảo vệ mình khỏi các bệnh mãn tính liên quan đến phổi.

- Tránh hút thuốc

- Luyện tập thể dục đều đặn

- Giảm tiếp xúc với chất ô nhiễm

- Thực hành các bài tập thở

- Ăn thức ăn lành mạnh và bổ dưỡng

Theo Times of India

comment Bình luận

largeer