Tại sao tinh dầu sả được sử dụng trong phòng chống COVID-19?

Theo chuyên gia việc dùng tinh dầu sả được sử dụng rộng rãi để phòng chống COVID-19 rất hiệu quả nhưng cũng không nên lạm dụng điều này.
21/02/2022 15:14

Trong cây sả có chứa nhiều loại vitamin và các khoáng chất cần thiết tốt cho sức khỏe như: B1, B2, B3, B5, B6, axit folic, kali, canxi, magie, phốt pho, mangan, đồng, kẽm và sắt. Ngoài ra, cây sả chủ yếu chứa tinh dầu citronellol và geraniol và tinh dầu sả được dùng làm thuốc trợ tiêu hoá, diệt khuẩn, tăng sức đề kháng, đuổi muỗi...

Citronellol có trong tinh dầu sả với hàm lượng 65-85%. Citronellol là 1 dẫn xuất của tecpen, có nhiệt độ sôi 225 độ C, có công thức cấu tạo và mô hình gấu trúc phân tử như sau:

Citronellol
Empty

Công thức hóa học của sả

Trong mùa dịch chúng ta dùng thân cây sả và lá sả kết hợp với các loại lá tinh dầu tự nhiên: tía tô, ngải cứu, lá bưởi.., thêm củ tỏi đun sôi tắm hàng ngày (khi chưa bị COVID-19 không cần xông cơ thể sẽ mất nước).

Nếu không đun nấu được chúng ta có thể dùng tinh dầu sả bán sẵn cho nước ấm pha tắm, dùng bình xịt tinh dầu xả vào không gian sống, các hoạt chất hoá học trong tinh dầu giúp cơ thể tăng sức đề kháng, tăng khả năng thich nghi của cơ thể với nhiều loại virus người nhiễm COVID-19.

Empty

Khi có các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, ho, không ra hoặc ra ít mồ hôi, đầy bụng, nôn ói hoặc nhức mỏi, lúc này theo hướng dẫn của nhân viên y tế và tiến hành xông trực tiếp ngày 1-3 lần.

Mặc dù cây sả có nhiều công dụng hữu ích nhưng không phải ai cũng dùng được, nhất là có một số trường hợp không nên hoặc hạn chế dùng như: Người có thể trạng gầy gò, nóng nhiệt, âm hư, ra nhiều mồ hôi, giai đoạn sốt cao, miệng khô khát. Hoặc giai đoạn hết sốt người nóng bứt rứt, khó ngủ, ho khan, mất khứu giác, da khô sần... Các trường hợp này nên kiêng dùng sả, hoặc chỉ dùng với số lượng rất ít khi thật sự cần thiết.

Empty

Chuyên gia Phạm Thị Lan - Thạc sỹ Hoá Học, giáo viên Hoá học, trường THPT Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Có thể dùng để nấu nước xông cảm cúm, sốt, nhức đầu: lá sả, lá tre, cúc tần, lá bưởi, hương nhu mỗi loại 50g…

Nước gội đầu: lá sả 50g, mần trầu 50g, bồ kết 5 quả. Nấu nước gội đầu, làm trơn tóc sạch gàu, phòng tránh bệnh về tóc và da đầu.

Trị tiêu chảy: rễ sả, củ gấu, vỏ rụt, vỏ quýt, hậu phác mỗi vị 6-12g. Sắc uống trong ngày. Chữa đầy bụng, đau bụng: tinh dầu sả 3 - 6 giọt nhỏ vào cốc nước rồi uống. Về chữa bệnh, trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, sả được dùng với tên thuốc là hương mao hay hương thảo. Dược liệu có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, sát khuẩn, chống viêm, hạ khí, thông tiểu, tiêu đờm.

Xông giải cảm: Lá sả, lá bưởi, lá chanh, cúc tần, hương nhu hoặc lá bạch đàn (có thể thêm tía tô, bạc hà, kinh giới), mỗi thứ 50g, cho vào nồi, đậy kín, đun sôi trong 5-10 phút. Lấy ra, mở vung, trùm chăn xông hơi cho ra mồ hôi, lau khô, rồi uống một bát nước thuốc, đắp chăn, nằm nghỉ.

Nguyễn Trang

comment Bình luận

largeer