Bệnh tiểu đường ăn ngô được không?
Bệnh tiểu đường ăn ngô được không?
Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng, mọi người không nên ăn quá nhiều ngô vì có thể gây thừa cân, béo phì, nguy cơ gây nhiều bệnh mạn tính không lây khác.
Cần hiểu đơn giản như sau: 1 bắp ngô cung cấp 200 calo, gần bằng năng lượng của 1 bát cơm, cho nên nếu ăn 2 bắp ngô mỗi ngày bạn phải ăn giảm cơm đi. Thực tế, nếu bạn vẫn ăn đủ lượng cơm hàng ngày, rồi cộng thêm 2 bắp ngô, bạn sẽ bị thừa năng lượng, thừa chất bột đường, nguy cơ gây béo phì, dẫn tới bệnh tiểu đường.
Thực chất, ngô ngọt không phải là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường, cũng như các bệnh tự miễn. Trong ngô còn chứa nhiều chất đạm và chất béo hơn cả gạo, nên nếu ăn nhiều quá có thể gây đầy bụng khó tiêu. Thực tế, việc ăn thêm 2 bắp ngô mỗi ngày có gây béo phì hay không còn phụ thuộc vào cân nặng, thể trạng hiện tại của bạn.

Bệnh tiểu đường ăn ngô được không? Thực chất, ngô ngọt không phải là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường, cũng như các bệnh tự miễn
Có nghiên cứu chỉ ra ăn ngô thường xuyên lại giảm được nguy cơ bệnh tiểu đường tuyp 2. Cuộc thử nghiệm ở 40.000 người cho thấy, những thường xuyên ăn ngô giảm được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 hơn 30% so với những người không ăn hoặc ít khi ăn. Chỉ số đường huyết của ngô thấp giúp giảm lượng đường huyết trong máu.
Chất xơ của ngô cũng giúp làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn thành đường, từ đó giúp hạ thấp nồng độ đường trong máu.
Và để chắc chắn rằng ăn ngô có tốt cho người bị bệnh tiểu đường hay không bạn nên nhờ bác sĩ trực tiếp điều trị tư vấn để tốt cho sức khỏe.
Những ai không nên ăn ngô?
Phụ nữ mang thai
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trung tâm Phòng và Kiểm soát bệnh tật ở Mỹ thì “những bà bầu ăn nhiều ngô hoặc các chế phẩm từ ngô trong 3 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ sinh con bị khuyết tật cao gấp 2,5 lần so với những thai phụ khác
Mắc bệnh đường tiêu hóa
Các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra lời khuyên cho những ai đang mắc bệnh đường tiêu hóa là chớ nên ăn ngô. Bởi, ngô chứa nhiều chất xơ, nếu ăn ngô sẽ tạo ra gánh nặng cho dạ dày. Điều này không tốt cho chút nào cho hệ tiêu hóa vốn đã bị tổn thương của bạn.

Lứa tuổi dậy thì
Giai đoạn dậy thì có nhu cầu đặc biệt về dinh dưỡng và năng lượng, cùng với yêu cầu sinh lý của các kích thích tố, ngô vốn là loại lương thực thô không những cản trở sự hấp thụ cholesterol và chuyển đổi nó thành hormone, mà còn gây trở ngại cho việc hấp thu và sử dụng các nguyên tố dinh dưỡng.
Người già và trẻ nhỏ
Chức năng tiêu hóa của người già đã suy yếu, còn với trẻ nhỏ lại chưa hình thành đầy đủ nên việc ăn ngô có thể tạo áp lực cho dạ dày vì chứa lượng chất xơ lớn. Do đó người già và trẻ nhỏ cũng cần hạn chế ăn ngô.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 3 at 12:01 pm -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am