Bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?
Bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?
Khoai lang là loại củ có lợi cho sức khỏe, và bệnh nhân bị tiểu đường cũng có thể ăn thực phẩm này vì 2 lý do chính:
- Chỉ số đường huyết trong khoai lang thấp. Những chất magie, kali, vitamin C, beta carotone và chất xơ của khoai lang tốt cho người bị tiểu đường. Chất xơ trong loại củ này không làm lượng đường huyết trong cơ thể tăng đột biến. Thêm nữa, thành phần Caiapo từ củ khoai lang trắng cũng giúp kiểm soát tốt lượng đường máu và cholesterol trong bệnh tiểu đường tuýp 2.
Theo một nghiên cứu của nước Áo, khi điều trị bằng chất Caiapo chiết xuất từ khoai lang đã làm giảm lượng hemoglobin A-1c (HbA1c) là yếu tố chỉ định lượng đường dư thừa trong máu. Lượng đường máu ở nhóm sử dụng Caiapo từ khoai lang giảm hơn nhiều, lượng cholesterol trong máu cũng giảm.
Lưu ý, mỗi cách chế biến khoai lang và cách tiêu thụ lượng khoai lang sẽ làm thay đổi chỉ số đường huyết của cơ thể. Nếu khi ăn khoai lang mà chỉ số đường huyết tăng sẽ không có lợi cho người bị tiểu đường. Bạn có thể ăn khoai lang nướng hoặc ăn kèm với sữa chua.

Bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không? Chất Caiapo chiết xuất từ khoai lang đã làm giảm lượng hemoglobin A-1c (HbA1c)
Trên thực tế, ăn khoai lang luộc sẽ tiêu hóa nhanh hơn nên không khuyến khích cho người tiểu đường ăn. Nên chiên khoai lang cả vỏ thì sẽ tốt hơn.
- Thành phần beta-caroten và vitamin C trong khoai lang có khả năng chống oxy hóa tốt để cơ thể loại bỏ được các gốc tự do. Các gốc tự do có hóa chất nếu không được loại bỏ sẽ gây hại có tế bào và màng tế bào, tạo điều kiện cho các bệnh xơ vữa động mạch, tiểu đường, tim, ung thư ruột.
Chất peonidins, antioxidant, glutathione - những loại protein độc đáo trong khoai lang cũng có khả năng chống oxy hóa đáng kể. Do vậy, khoai lang rất tốt cho những người bị các vấn đề về tiêu hóa và hội chứng ruột kích thích. Với lượng đáng kể vitamin A (dưới dạng beta-caroten) và vitamin C phong phú, khoai lang cũng trở thành một loại thực phẩm có tác dụng chống viêm nhiễm và chữa trị bệnh rất tốt.
Vì thế, những người bị bệnh tiểu đường nếu tiêu thụ khoai lang ở mức vừa phải sẽ nhận được rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, giảm viêm để bệnh không phát triển nghiêm trọng.
Cách ăn khoai lang để tốt cho sức khỏe
Khoai lang vỏ đỏ ruột vàng rất bổ dưỡng. Khoai lang vỏ trắng, ruột trắng có tác dụng giải cảm và chữa táo bón.
- Rau lang ngon nhưng không nên ăn thường xuyên, vì nó có chứa nhiều calci, có thể gây sỏi thận.
- Khi sử dụng khoai lang, nên ăn kèm với thịt, hoặc đạm động vật để cân bằng thành phần dưỡng chất.
- Để tránh ợ chua, chướng bụng do ăn nhiều khoai lang nên sử dụng các loại khoai lang đã qua chế biến hoặc cho thêm một chút rượu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa.

Bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không? Nên ăn khoai lang cả vỏ và chiên lên
- Nên tránh gọt vỏ khoai lang nếu không cần thiết bởi vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Khi luộc khoai nên để cả vỏ.
- Không sử dụng khoai đã bị hà (sùng), các khoai có chưa mầm xanh có chưa chất độc.
- Nên sử dụng nước rau lang thứ hai để chữa bệnh bởi nước đầu thường hăng và chát.
- Ăn khoai lang vào bữa sáng thay cho khẩu phần ăn thông thường hàng ngày. Ngoài ra, trước bữa trưa hoặc tối, bạn có thể ăn một chút khoai để giảm lượng thức ăn đưa vào cơ thể.
- Nên chế biến khoai lang theo phương pháp hấp, luộc hoặc nướng, hạn chế các món rán, chiên xào với dầu mỡ.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
IDE: Top phòng khám chuyên khoa hàng đầu trong điều trị sẹo phẫu thuật
Sẹo phẫu thuật lâu nay vô hình chung trở thành nỗi ám ảnh của phái đẹp, không chỉ tạo cảm giác ngứa ngáy, căng cứng, khó chịu mà còn gây nên tâm lý mất tự tin về diện mạo. Thấu hiểu được nỗi lo lắng của khách hàng, Phòng khám Chuyên khoa IDE với công nghệ tiên tiến có thể giúp giải quyết các vấn đề mà sẹo phẫu thuật mang lại.February 12 at 12:11 pm -
Hiểu đúng về virus HMPV
Vius HMPV (Human Metapneumovirus) là một loại virus gây ra tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới ở người. Loài virus này đã được các nhà khoa học xác định từ năm 2001, thuộc họ Pneumoviridae cùng với virus hợp bào hô hấp (RSV). HMPV thường xuất hiện vào mùa đông xuân.February 12 at 7:40 am -
Dây thìa canh: thảo dược tiềm năng hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường
Một trong những thảo dược hiện được chú ý trong việc hỗ trợ điều trị tiểu đường là dây thìa canh (Gymnema sylvestre).February 12 at 7:40 am -
Biến chứng nguy hiểm cúm với Người cao tuổi có bệnh lý nền
Hệ miễn dịch yếu theo tuổi tác cùng với tình trạng sức khỏe không ổn định từ các bệnh nền khiến cơ thể dễ bị tấn công và gặp phải những biến chứng nguy hiểm từ cúm. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về những biến chứng nguy hiểm của cúm ở người cao tuổi có bệnh lý nền, đồng thời đưa ra một số giải pháp phòng ngừa và hỗ trợ sức khỏe hiệu quả.February 12 at 7:40 am