Bệnh viện áp dụng hồ sơ điện tử: Có còn dùng bệnh án giấy?

Thông tư 13/2025/TT‑BYT, hướng dẫn triển khai hồ sơ bệnh án điện tử (EMR) của Bộ Y tế có hiệu lực từ 21/7/2025. Theo đó, các bệnh viện sẽ phải triển khai bắt buộc EMR trước ngày 30/9 và các cơ sở khám chữa bệnh khác sẽ phải hoàn tất trước 31/12/2026. Nhiều người tò mò, khi áp dụng EMR, bệnh án giấy có còn được sử dụng?
07/07/2025 17:27

Thông tư 13/2025/TT-BYT hướng dẫn triển khai hồ sơ bệnh án điện tử sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 21/7/2025. Trong đó, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện triển khai hồ sơ bệnh án điện tử chậm nhất vào ngày 30/9/2025. Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có người bệnh điều trị nội trú, điều trị ban ngày và điều trị ngoại trú triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, hoàn thành chậm nhất vào ngày 31/12/2026.

Theo quy định của Thông tư thì vẫn có một số trường hợp được sử dụng bệnh án giấy, được quy định cụ thể tại Điều 5 của Thông tư. quy định điều khoản chuyển tiếp như sau:

- Đối với người bệnh đang điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh trước ngày 21/7/2025 và ra viện hoặc kết thúc đợt điều trị ngoại trú sau ngày 21/7/2025 mà đang sử dụng hồ sơ bệnh án lập bằng giấy thì tiếp tục được áp dụng hồ sơ bệnh án này cho đến khi ra viện hoặc kết thúc đợt điều trị ngoại trú, trừ trường hợp cơ sở khám chữa bệnh có thể chuyển thành hồ sơ bệnh án điện tử.

- Đối với hồ sơ bệnh án đã được lập bằng giấy trước ngày 21/7/2025: căn cứ điều kiện thực tế của cơ sở khám chữa bệnh, Thủ trưởng cơ sở khám chữa bệnh quyết định việc chuyển đổi hình thức giữa văn bản giấy và thông điệp dữ liệu bảo đảm quy định tại Nghị định 137/2024/NĐ-CP ngày 23/10/2024 của Chính phủ quy định về giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước và hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử.

Bệnh án điện tử sẽ được áp dụng tại tất cả các bệnh viện trong cả nước trước ngày 30/9/2025.

Bệnh án điện tử sẽ được áp dụng tại tất cả các bệnh viện trong cả nước trước ngày 30/9/2025

Như vậy, dù đã "siết" việc áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử, Thông tư 13/2025/TT-BYT (thông tư 13) cũng vẫn có những trường hợp ngoại lệ. Đối với người bệnh đang điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh trước ngày 21/7/2025 và ra viện hoặc kết thúc đợt điều trị ngoại trú sau ngày 21/7/2025 mà đang sử dụng hồ sơ bệnh án lập bằng giấy thì tiếp tục được áp dụng hồ sơ bệnh án này cho đến khi ra viện hoặc kết thúc đợt điều trị ngoại trú, trừ trường hợp cơ sở khám chữa bệnh có thể chuyển thành hồ sơ bệnh án điện tử.

Theo Thông tư 13, Hồ sơ bệnh án điện tử là hồ sơ bệnh án quy định tại khoản 17 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh được lập, cập nhật, hiển thị, ký, lưu trữ, quản lý, sử dụng và khai thác bằng phương tiện điện tử. Việc lập, cập nhật hồ sơ bệnh án điện tử của người bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm đầy đủ các thông tin theo quy định tại Chương X Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Việc kết nối thông tin của hồ sơ bệnh án điện tử với số định danh cá nhân của công dân Việt Nam và người nước ngoài đã được cấp tài khoản định danh điện tử theo quy định pháp luật về căn cước. Tuân thủ quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, dữ liệu, công nghệ thông tin, giao dịch điện tử, an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, tiếp cận thông tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân, lưu trữ dữ liệu; quy định về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu điện tử của cơ quan nhà nước.

Empty

Tóm lại, EMR là bước đột phá quan trọng giúp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, quản lý thông tin và chia sẻ dữ liệu hiệu quả. Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển đổi, bệnh án giấy vẫn được công nhận cho đến khi hoàn thành đợt điều trị, nhằm đảm bảo quyền lợi và tính liên tục cho người bệnh.

Nguyên An (tổng hợp)

comment Bình luận