Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ tiếp nhận 1 nữ bệnh nhân mắc viêm phổi tăng bạch cầu ái toan, không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng

Viêm phổi tăng bạch cầu ái toan là một bệnh phổi hiếm gặp, triệu chứng bệnh đa dạng: từ không có triệu chứng đến suy hô hấp tiến triển, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
20/09/2023 11:43

Khoa Nội hô hấp – Tiêu hoá, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận 1 nữ bệnh nhân mắc viêm phổi tăng bạch cầu ái toan, không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng.

Người bệnh 46 tuổi, tiền sử khoẻ mạnh, đi khám vì bị sốt, ho khan, mệt mỏi suốt 3 ngày.

Khi vào viện, bệnh nhân sốt 38,5 độ C, ho khan, không khó thở phổi có rales ẩm hai bên, biểu hiện lâm sàng các cơ quan khác không phát hiện gì đặc biệt.

Capture2

Phim chụp cắt lớp vi tính của người bệnh viêm phổi

Sau khi khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng, kết quả cho thấy lượng bạch cầu ái toan trong máu 0,6 G/l (tăng so với bình thường), tỷ lệ bạch cầu ái toan trong dịch rửa phế quản 6% (tăng so với bình thường); xét nghiệm yếu tố viêm CRP tăng cao108,57; dương tính với giun đũa chó mèo; kết quả CT ngực: hình ảnh tổn thương đám mờ thuần nhất thuỳ trên phổi trái và thuỳ dưới phổi phải.

Sau khi hội chẩn các bác sĩ đã đưa ra chẩn đoán người bệnh mắc viêm phổi tăng bạch cầu ái toan. Đây là một bệnh hiếm gặp với tỷ lệ 9,1/ 100.000 người dân/năm. Bệnh viêm phổi tăng bạch cầu ái toan có nguyên nhân liên quan đến việc hút thuốc lá, nhiễm kí sinh trùng, nấm,virus, hoặc do dùng một số thuốc.

Người bệnh được điều trị theo phác đồ: kháng sinh, corticoid. Kết quả đáp ứng tốt với điều trị, sau 2 ngày người bệnh cắt sốt, các dấu hiệu hô hấp không không tiến triển. sau 8 ngày điều trị người bệnh hoàn toàn hết các triệu chứng, chụp CT ngực đánh giá các tổn thương tại phổi đã biến mất, người bệnh được ra viện, được kê bổ xung đơn thuốc tẩy giun (người bệnh có kết quả xét nghiệm dương tính với giun đũa chó, mèo).

Qua đây, bác sĩ khuyến cáo người dân cần chú ý vệ sinh sạch sẽ sau khi tiếp xúc với chó, mèo; Ăn chín uống sôi, tẩy giun định kì 2 năm/ lần; Thường xuyên kiểm tra sức khoẻ định kì 1 năm/lần. Khi có bất kể triệu chứng bất thường như sốt ho khó thở… cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán, điều trị kịp thời, tránh tự ý dùng thuốc.

Theo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ

comment Bình luận

largeer