Bí quyết dành cho các bà mẹ bỉm sữa - cách làm sữa mẹ không bị tanh

Mỗi người mẹ có thể cho ra hương vị sữa khác nhau do nhiều nguyên nhân. Chắc hẳn nhiều bà mẹ lo lắng cho con trẻ khi sữa của mình có vị khác lạ, tanh khó uống. Vậy cách làm sữa mẹ không bị tanh như thế nào?
29/08/2018 04:18

Nguyên nhân sữa mẹ bị tanh

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho sữa mẹ có các mùi vị khác nhau mà chính người mẹ có thể cảm nhận. Sau đây là liệt kê những nguyên nhân quen thuộc khiến cho sữa bị tanh hay gây ra những mùi vị khác.

cach-lam-sua-me-khong-bi-tanh

Nguyên nhân và cách làm sữa mẹ không bị tanh. Khi bầu ngực không được vệ sinh đúng cách, không những là nhiễm khuẩn mà sữa mẹ bắt đầu có mùi tanh

Do vệ sinh bầu ngực không đúng cách

Đây là vị trí mà các bé sẽ tiếp xúc hàng ngày, nhất là thời gian mới sinh, vậy nên các bà mẹ nên hết sức lưu ý để có một bầu ngực sạch sẽ, tránh việc vi khuẩn,nấm mốc sinh sôi và nảy nở phát triển. Khi bầu ngực không được vệ sinh đúng cách, không những là nhiễm khuẩn mà sữa mẹ bắt đầu có mùi tanh và từ đó ảnh hưởng tới em bé.

Do chế độ ăn uống của người mẹ

Hương vị sữa của người mẹ như thế nào hay thay đổi như thế nào do nguyên nhân ăn uống ảnh hưởng trực tiếp. Chúng có thể do thức ăn hàng ngày hay thuốc men mà bà mẹ sử dụng, Ví dụ như là các thuốc kháng sinh, bổ sung vitamin… hay đồ ăn liên quan tới cá, ớt, tỏi hay hạt lanh…

Ngoài ra, nước máy cũng có thể gây ảnh hưởng tới mùi vị sữa. Vậy nên các bà mẹ nên dùng nước uống sạch sẽ, nước máy trực tiếp chưa đun sôi cũng khiến cho sữa có mùi lạ hơn.

Do sữa mẹ đông lạnh

Thời đại càng phát triển nên các bà mẹ lựa chọn cách thức vắt sữa trước để cho chúng đông lạnh để con có thể sử dụng khi mẹ không có nhà. Thế nhưng một loại enzyme là lipase trong sữa mẹ có tác dụng phá vỡ chất béo, bé có thể sẽ dễ sử dụng hơn, hấp thụ hơn, các chất dinh dưỡng dễ được hòa tan trong chất béo và từ đó tốt cho sức khỏe của trẻ.

Nếu như lượng lipase tăng sẽ khiến cho sữa của trẻ có mùi hôi tanh. Tuy nhiên, chúng không ảnh hưởng đến chất lượng cũng như sức khỏe của trẻ khi sử dụng. Việc sữa mẹ để trong tủ lạnh khiến lipase gia tăng là điều phổi biến. Nhưng nếu như chúng cómùi bất thường khác, không bảo quản đúng cách gây nhiễm khuẩn thì bố mẹ cần vứt bỏ ngay lập tức.

Cách làm sữa mẹ không bị tanh

Như đã nói ở trên, việc sữa mẹ bị tanh do lipase không gây ảnh hưởng tới trẻ nhỏ. Bạn chỉ cần giải quyết chúng khi sữa mẹ bị hôi, chua… Thế nhưng để cho các bà mẹ an tâm thì sau đây là cách khiến cho sữa mẹ không bị tanh.

Hãy cố gắng cho trẻ bú sữa trực tiếp, khi đó bạn cần ghi nhớ những việc như là hãy uống nước thật sạch sẽ được khử trùng tốt như nước đun sôi để nguội hay nước đóng chai chất lượng, nước lã nước máy là khá nguy hiểm. Khi trong thời gian cho con bú thực phẩm là rất quan trọng, nếu có thể hãy tránh xa các thực phẩm tanh, hay bổ sung dầu cá cũng như cay nồng như nước mắm, gia vị và cả thức ăn có mùi lạ… Thay vào đó hãy cố gắng tăng cường các thực phẩm giàu vitamin A hay vitamin E và đảm bảo bầu ngực bơi bé tiếp xúc được sạch sẽ 100%.

cach-lam-sua-me-khong-bi-tanh-1

Cách làm sữa mẹ không bị tanh. Hãy tránh xa các thực phẩm tanh, hay bổ sung dầu cá cũng như cay nồng như nước mắm, gia vị và cả thức ăn có mùi lạ…

Với các bé được sử dụng sữa đông lạnh

  • Hãy thực hiện các bước sử dụng vào bảo vệ sữa đông lạnh một cách nghiêm ngặt vì chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cơ thể non nớt của trẻ.
  • 5 ngày hãy kiểm tra sữa 1 lần, vứt bỏ ngay những sữa hư hỏng.
  • Đun nóng sữa mẹ sau khi đã rã đông với khoảng 180 độ F. Sữ có bọt nhỏ sủi lên xung quanh thành là ổn. Việc đun sữa khi có mùi tanh để giảm mùi không ảnh hưởng nhiều tới dinh dưỡng trong sữa cho trẻ.
comment Bình luận

largeer