Biến chứng nguy hiểm của bệnh thuỷ đậu

Bệnh thủy đậu, hay còn gọi là trái rạ, là bệnh do virus Varicella zoster gây ra. Bệnh lây truyền rất nhanh, ảnh hưởng đến da và niêm mạc.
15/05/2018 09:43

Nam thanh niên tự ý dùng thuốc khi bị thuỷ đậu trong cơn nguy kịch

Một bệnh nhân nguy kịch vì tự ý dùng thuốc khi bị thủy đậu. Ảnh: SK&ĐS

 Một bệnh nhân nguy kịch vì tự ý dùng thuốc khi bị thủy đậu

Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh viện đang điều trị tích cực cho một nam bệnh nhân đến từ Sơn La với chẩn đoán biến chứng thủy đậu nặng … do tự ý dùng thuốc có chứa corticoid.

Được biết, cách đây 1 tháng bị đau họng, sốt nhẹ, đi khám chẩn đoán viêm phế quản phổi. Bệnh nhân đã điều trị 1 đợt về nhà có đỡ, 5 ngày nay xuất hiện sốt lại, đau họng, đau người, xuất hiện mụn nước. Lần này bệnh nhân không đi khám mà tự đi mua thuốc điều trị trong đó có thuốc kháng sinh, kháng viêm.

Các bác sĩ chỉ rõ, trong các thuốc mà bệnh nhân sử dụng có một loại thuốc coritcoid, chống viêm giảm phù nề rất mạnh nhưng tác dụng phụ ức chế miễn dịch khiến virus bùng phát mạnh mẽ. Trường hợp bệnh nhân trên mặc dù đang được chữa trị nhưng khả năng cứu được thấp do rối loạn đông máu nặng, suy đa phủ tạng, tiên lượng rất xấu.

Các bác sĩ cho biết, các trường hợp bị thủy đậu dẫn đến tử vong đều liên quan đến việc tự mua thuốc điều trị thủy đậu nhưng có thành phần corticoid.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu

Ảnh minh họa

 Biến chứng bệnh thuỷ đậu. Trẻ bị sốt cao

Dấu hiệu ban đầu của bệnh thủy đậu là mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và trên da xuất hiện các nốt ban đỏ bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân. Thời kỳ lây truyền của bệnh là 1 - 2 ngày trước khi phát ban và trong vòng 5 ngày sau khi xuất hiện nốt bọng nước đầu tiên. Bệnh thường kéo dài từ 7 - 10 ngày.

Theo các chuyên gia, đây là căn bệnh lành tính nhưng cần được phát hiện sớm và chăm sóc chu đáo. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não và màng não.

Bệnh rất dễ lây lan, lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua dịch tiết mũi họng, dịch từ nốt phỏng thủy đậu. Vì vậy, khi có dấu hiệu của bệnh cần lưu ý:

  • Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để phòng tránh lây lan.
  • Những trường hợp mắc bệnh Thuỷ đậu cần được nghỉ ngơi từ 7 đến 10 để tránh lây lan cho những người xung quanh.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, trường học, vật dụng sinh hoạt bằng các chất sát khuẩn thông thường.
  • Tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em từ 12 tháng tuổi.

Một số lưu ý khi chăm sóc người bị thủy đậu

Một trong các nguyên tắc điều trị thủy đậu là tránh nhiễm trùng, vì nếu kiêng tắm, cơ thể bị bẩn dẫn đến ngứa khiến người bệnh gãi nhiều, càng dễ nhiễm trùng. Tuy nhiên, khi tắm cần tắm nhanh và kín gió.

Đảm bảo chế độ ăn phù hợp, không kiêng khem nhiều vì thiếu chất bệnh sẽ lâu hồi phục. Ngoài ra, cần chăm sóc vệ sinh da, răng miệng, mắt không có bội nhiễm, nghe hướng dẫn của bác sĩ để nghi ngờ có biến chứng.

Để hạn chế sẹo sau khi bị thủy đậu, trong thời gian trẻ bị thủy đậu, nên chăm sóc da, khi lên những nốt đỏ có bọng nước, trẻ hay bị ngứa thường gãi làm nốt đậu bị vỡ dịch chảy ra dễ lan rộng, da trầy xước khiến vi khuẩn bên ngoài dễ dàng xâm nhập gây nhiễm khuẩn và sau này sẽ để lại sẹo lõm. Nếu nốt thủy đậu vỡ nên bôi thuốc xanh methylen để làm se nốt mụn thủy đậu, không được bôi tetracyclin, penicillin hay thuốc đỏ.

comment Bình luận

largeer