Triệu chứng bệnh lupus ban đỏ
Triệu chứng bệnh lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ hay còn gọi là lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn trong đó hệ thống miễn dịch của con người bị tấn công. Từ những cơ quan trong cơ thể, lupus ban đỏ còn tấn côn các tế bào của cơ thể làm chúng bị tổn thương và rối loạn chức năng.

Triệu chứng bệnh lupus ban đỏ. Lupus ban đỏ gây rối loạn hệ thống miễn dịch của nhiều cơ quan trong cơ thể
Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh lý của mô liên kết có tổn thương nhiều cơ quan do hệ thống miễn dịch của cơ thể bị rối loạn, đặc trưng bởi sự có mặt của kháng thể kháng nhân và nhiều tự kháng thể khác. Các cơ quan thường bị tổn thương bao gồm khớp, da, thận, tế bào máu, tim, phổi, thần kinh…
Triệu chứng bệnh rất đa dạng và phức tạp. Cụ thể có hai loại chính:
Lupus ban đỏ cấp tính được gọi là ban đỏ hệ thống khiến tổn thương cùng da và nội tạng.
Lupus ban đỏ mạn tính là lupus ban đỏ dạng đĩa gây tổn thương trên da và không làm ảnh hưởng đến nội tạng.
Ban đầu, lupus ban đỏ sẽ có các triệu chứng phổ biến như: đau sưng các khớp, đa cơ, sốt cao, ban đỏ, đau ngực khi hít thở, rụng tóc, miệng loét, mệt mỏi... Đây là những triệu chứng thường gặp ở một số bệnh khác nên rất khó để chẩn đoán. Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác nhưng ít xuất hiện như thiếu máu, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, bối rối, co giật... Những triệu chứng này có thể xuất hiện và biến mất.
Mệt mỏi
Người mắc bệnh lupus thường rơi vào trạng thái mệt mỏi, cơ thể suy nhược. Vì vậy, người bệnh cần phải thực hiện đúng lịch trình thời gian biểu và cần nghỉ ngơi thường xuyên.
Sốt không rõ nguyên nhân
Sốt từ 37 - 38 độ C rồi tự biến mất và xuất hiện, lặp đi lặp lại. Sốt nhẹ có thể là dấu hiệu của một tình trạng viêm, nhiễm trùng hoặc là dấu hiệu của một đợt bùng phát bệnh sắp diễn ra.
Mẩn đỏ
Một trong số những dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh lupus ban đỏ là vết ban đỏ hình cánh bướm xuất hiện ở hai bên má, lan rộng ra cả phần sống mũi. Có khoảng 50% số người mắc bệnh lupus sẽ có vết ban đỏ này. Vết ban đỏ có thể xuất hiện một cách bất thường hoặc xuất hiện sau khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Một khi, vết ban đỏ sẽ xuất hiện ngay trước khi một đợt bùng phát bệnh. Những vết sẹo của lupus gây ra không ngứa và không lây lan sang các vùng khác.

Triệu chứng bệnh lupus ban đỏ có những mẩn đỏ xuất hiện hình cánh bướm trên mặt
Đau, sưng các khớp
Tình trạng viêm có thể gây đau, sưng và cứng các khớp, đặc biệt là vào buổi sáng. Lúc đầu, tình trạng đau sưng có thể rất nhẹ, nhưng dần dần sẽ trở nên ngày một rõ rệt hơn. Cũng giống như các triệu chứng khác của bệnh lupus, các vấn đề về khớp có thể sẽ xuất hiện và biến mất, sau đó lặp lại chu kỳ như vậy.
Miệng và mắt bị khô
Một số người bệnh lupus sẽ phát triển hội chứng Sjogren, một rối loạn tự miễn khác. Hội chứng này sẽ gây rối loạn chức năng các tuyến nước mắt và nước bọt.
Hệ tiêu hoá
Một số người bị lupus ban đỏ đôi khi sẽ bị ợ nóng và khó tiêu, hoặc mắc phải một số vấn đề khác về tiêu hóa. Các triệu chứng nhẹ có thể sẽ được điều trị khỏi bằng các loại thuốc kháng axit không cần kê đơn.
Nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ
Nguyên nhân gây bệnh chính thức không được biết rõ, người ta cho rằng lupus ban đỏ hệ thống được gây ra do sự phối hợp của nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt quan trọng là các yếu tố:
- Di truyền: Anh chị em ruột của các bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 20 lần so với người thường.

Triệu chứng bệnh lupus ban đỏ. Có 3 nguyên nhân chính gây ra bệnh lupus ban đỏ
- Môi trường: Do nhiễm khuẩn, tiếp xúc với hoá chất, ánh nắng mặt trời…
- Nội tiết: Bệnh gặp chủ yếu ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (nhiều hơn gấp 9 lần so với nam giới). Sau khi mãn kinh, cả tỷ lệ mắc và mức độ của bệnh đều giảm rõ rệt, còn trong thời kỳ mang thai bệnh thường nặng lên.
Phương pháp điều trị bệnh
Lupus ban đỏ hệ thống không thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát được nếu điều trị đúng. Mục đích chính của việc điều trị này là nhằm giảm thiểu triệu chứng và hạn chế các tổn thương nội tạng nặng. Trong giai đoạn bệnh đang cấp, người bệnh cần được tăng cường nghỉ ngơi nhưng vẫn cần một chế độ vận động hợp lý để tránh teo cơ và cứng khớp.
Các thuốc chống viêm giảm đau không phải steroid (NSAIDs) như Aspirin, Ibuprofen, Naproxen, Nimesulide có hiệu quả tốt với các triệu chứng ở cơ và khớp. Tác dụng phụ thường gặp nhất của chúng là gây viêm loét dạ dầy tá tràng và để hạn chế tối đa tác dụng phụ này chúng nên được dùng trong bữa ăn.

Triệu chứng bệnh lupus ban đỏ. Chưa có loại thuốc đông dược nào có hiệu quả rõ rệt trong điều trị lupus ban đỏ hệ thống
Các loại corticosteroid như prednisolone, methylprednisolone (Solu-medrol, Medrol), prednisone (Cortancyl), betamethasone (Celeston) có tác dụng chống viêm mạnh hơn nhóm NSAIDs nhưng cũng nhiều tác dụng phụ hơn và chỉ dùng trong trường hợp bệnh nặng có tổn thương nội tạng. Các tác dụng phụ thường gặp của nhóm thuốc này là viêm loét dạ dầy tá tràng, tăng đường máu, loãng xương, rạn da, tăng nguy cơ nhiễm trùng, ức chế tuyến thượng thận. Thuốc nên được uống một lần sau bữa ăn sáng.
Các thuốc chống sốt rét như Hydroxychloroquine, Chloroquine có hiệu quả khá tốt với các tổn thương ở da và khớp. Các thuốc ức chế miễn dịch như azathioprin (Imuran), cyclophosphamide (Endoxan), cyclosporin (Sandimmun) dùng trong những trường hợp nặng không đáp ứng với corticosteroid đơn thuần. Nếu lạm dụng sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
Hiện nay, chưa có một loại thuốc đông dược nào chứng minh được hiệu quả rõ rệt trong điều trị lupus ban đỏ hệ thống. Do đó, người bệnh nên hết sức thận trọng khi sử dụng các thuốc này vì chúng cũng có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, thậm chí có thể đe doạ tính mạng của họ.
Phòng ngừa bệnh lupus
Người mắc bệnh lupus đỏ cần có cuộc sống lành mạnh, năng vận động và ít sang chấn tâm lý. Tránh tiếp xúc với tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời. Việc ngừng đột ngột các thuốc, đặc biệt corticosteroid cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến các đợt cấp của bệnh và do đó cũng cần được tránh.

Triệu chứng bệnh lupus ban đỏ. Khi có các dấu hiệu bệnh lupus ban đỏ cần đến gặp bác sỹ để tiến hành xét nghiệm

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đừng bỏ lỡ mùa hè vàng - Cắt amidan, nạo VA cho con cùng chuyên gia hàng đầu, ưu đãi lên đến 2 triệu đồng
Viêm amidan và VA là hai bệnh lý tai - mũi - họng phổ biến ở trẻ em, đặc biệt trong giai đoạn từ 2 - 10 tuổi. Tình trạng viêm kéo dài không chỉ gây ho, sốt, ngạt mũi, khó ngủ, chảy nước mũi mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển thể chất, tinh thần và học tập của trẻ.May 20 at 2:12 pm -
AloSuckhoe.vn Trực Ninh chính thức khai trương: Lan tỏa mô hình chăm sóc sức khỏe chủ động đến cộng đồng
Sáng ngày 17/5/2025, hệ thống siêu thị sức khỏe AloSuckhoe.vn Trực Ninh (thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Y tế HBL) chính thức khai trương và đi vào hoạt động, trở thành cơ sở thứ 5 tại tỉnh Nam Định. Sự kiện đánh dấu bước phát triển mới trong hành trình mang giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động, bền vững đến gần hơn với người dân địa phương.May 20 at 10:44 am -
Sanotact - Thương hiệu thực phẩm bảo vệ sức khỏe chuẩn Đức chính thức ra mắt tại Việt Nam
Ngày 12 tháng 5 năm 2025, Thương hiệu Sanotact đến từ Cộng hòa Liên bang Đức chính thức ra mắt tại thị trường Việt Nam thông qua buổi lễ trang trọng tổ chức tại khách sạn Novotel Suites Hà Nội. Sự kiện có sự góp mặt của ông Johannes, đại diện Tập đoàn Sanotact toàn cầu và Ban lãnh đạo Công ty TNHH Sanotact Việt Nam, cùng đông đảo đối tác, chuyên gia ngành hàng và cơ quan truyền thông.May 19 at 9:27 am -
Long Châu hợp tác cùng Viện Công nghệ tiên tiến - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ phát triển dược phẩm bảo vệ sức khỏe người Việt
Với cam kết mạnh mẽ về sự minh bạch và chất lượng, hướng đến một cộng đồng khỏe mạnh và bền vững, FPT Long Châu, Viện Công nghệ tiên tiến thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chính thức ký kết hợp tác nhằm thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ dược liệu tiên tiến phát triển các sản phẩm chăm sóc sức khỏe.May 16 at 5:12 pm