Triệu chứng sốc nhiệt

Sốc nhiệt (Heat Stroke) là tình trạng suy giảm khả năng điều hoà nhiệt rất nguy hiểm cần được xử lý và sơ cứu kịp thời.
11/05/2018 00:35

Sốc nhiệt là gì?

Sốc nhiệt hay còn gọi là Heat Stroke là triệu chứng xảy ra khi quá trình điều chỉnh nhiệt độ tự nhiên của cơ thể hoạt động không đúng cách, khiến cơ thể trở nên nóng quá sức chịu đựng.

Sốc nhiệt là tình trạng tăng nhiệt độ quá mức gây tổn thương đến hệ thống thần kinh trung ương và các mô khác của cơ thể. Tình trạng này của cơ thể có tỷ lệ tử vong cao và cần được sơ cứu kịp thời.

Trieu chung soc nhiet 2

Sốc nhiệt là tình trạng nhiệt độ tăng quá mức gây tổn thương đến hệ thống thần kinh trung ương

Sốc nhiệt có thể xảy ra khi nhiệt độ cơ thể quá cao, đặc biệt là khi thân nhiệt đạt mức 40 độ C hoặc cao hơn. Lúc này, cơ thể không thể duy trì được chức năng bình thường khi nhiệt độ quá cao gọi là chứng tăng thân nhiệt.

Sốc nhiệt có thể xảy ra khi nhiệt độ của môi trường quá nóng cả bên trong và bên ngoài trời. Khi nhiệt độ môi trường tăng lên quá cao khiến cơ thể không tự điều chỉnh để giảm nhiệt độ cơ thể xuống thì sẽ xảy ra hiện tượng sốc nhiệt.

Sốc nhiệt xảy ra khi có sự mất nước, tức là cơ thể thiếu hụt chất lỏng và điện phân. Hơn nữa, nếu tập luyện thể dục thể thao sẽ khiến cơ thể tỏa nhiệt, ở nhiệt độ cơ thể cao trong khi nhiệt độ môi trường lại quá nóng sẽ dấn đến sốc nhiệt.

Triệu chứng sốc nhiệt

Sốc nhiệt có 2 dạng là gắng sức và kinh điển. Ở dạng sốc nhiệt kinh điển, nhiệt độ lên cao trên 39 độ liên tiếp trong 2 - 3 ngày trở lên gây ảnh hưởng đến những người mắc bệnh và người già, trường hợp sốc nhiệt gắng sức gặp ở những vận động viên thể thao, tập luyện dưới thời tiết nắng nóng.

Trieu chung soc nhiet 3

Triệu chứng sốc nhiệt. Sốc nhiệt thường có biểu hiện nhức đầu, sốt cao, khó thở...

Mỗi người sẽ có những biểu hiện và triệu chứng sốc nhiệt khác nhau. Các triệu chứng sốc nhiệt bao gồm:

  • Thân nhiệt cao (trên 39,4 độ C)
  • Không có mồ hôi, da nóng đỏ và khô
  • Mạch nhanh
  • Khó thở
  • Hành vi kì lạ
  • Ảo giác
  • Nhầm lẫn
  • Kích động
  • Mất phương hướng
  • Co giật (hoặc) và hôn mê

Cách sơ cứu khi bị sốc nhiệt

Di chuyển nạn nhân đến nơi râm mát, tránh ánh mặt trời, hoặc nơi có điều hòa nhiệt độ.

Gọi trợ giúp y tế khẩn cấp.

Phủ vải ẩm hoặc phun nước mát để làm mát cơ thể nạn nhân và quạt máy hay một tờ báo để quạt mát cơ thể.

Nếu có thể cho nạn nhân uống nước lạnh hoặc nước giải khát không chứa cồn và caffeine.

Cách phòng ngừa sốc nhiệt trong mùa hè

Lưu ý, để không bị sốc nhiệt nên tránh để cơ thể mất nước và không hoạt động mạnh trong những ngày thời tiết nóng ẩm.

Trong những ngày nắng nóng, khi đi trên đường dưới ánh nắng chói chang, mồ hôi đầm đìa, bất cứ ai cũng muốn dừng lại để vào chỗ có điều hòa mát mẻ. Tuy nhiên, nếu đang đi ở trong nhiệt độ 34 - 35 độ C mà bước vào khu vực có nhiệt độ 20 - 22 độ C sẽ rất nguy hiểm.

Trieu chung soc nhiet

Để tránh bị sốc nhiệt do đi ngoài trời nắng nóng, cần dừng lại khoảng 5 - 10 phút ở bóng râm

Để tránh bị sốc nhiệt do đi ngoài trời nắng nóng, đó là cần dừng lại 5 - 10 phút ở bóng râm đến khi ngừng tiết mồ hôi rồi mới bước vào phòng có điều hòa. Lưu ý phòng điều hòa không ở mức nhiệt quá thấp, ví dụ nhiệt độ ngoài trời 40 độ C thì cần để điều hòa ở mức 28 độ C.

Bổ sung các chất điện giải (natri) và nước cho cơ thể nếu đổ mồ hôi nhiều, hoặc làm việc dưới ánh mặt trời lâu trong những ngày nắng nóng.

Thường xuyên nghỉ giải lao, mặc quần áo mỏng nhẹ và sáng màu.

comment Bình luận

largeer