Bình Định chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới

Dự báo, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão nên từ ngày 6 - 8/10, ở khu vực Bình Định có mưa to đến rất to và dông. Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và Phòng thủ dân sự tỉnh Bình Định yêu cầu các đơn vị, địa phương phải chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới.
07/10/2021 09:14

Theo bản tin của Đài KTTV Bình Định, hồi 13 giờ ngày 6/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 14,8 độ Vĩ Bắc; 114,2 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 330 km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, giật cấp 8.

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15-20 km và có khả năng mạnh thêm. Đến 13 giờ ngày 7/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới 15,9 độ Vĩ Bắc; 110,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây quần ảo Hoàng Sa.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 14,0 đến 18,0 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 109,0 đến 115,5 độ Kinh Đông.

61

Mưa lớn thường gây sạt lở đất ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa

Dự báo, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão nên từ ngày 6/10 đến ngày 8/10, ở khu vực Bình Định có mưa to đến rất to và dông với tổng lượng mưa phổ biến từ 70-120mm, có nơi trên 150mm ở các huyện, thị xã, thành phố phía Nam tỉnh (Tây Sơn, Vân Canh, Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước, Tp Quy Nhơn); từ 100-200mm, có nơi trên 250 mm ở các huyện, thị xã phía Bắc tỉnh (Vĩnh Thạnh, An Lão, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Mỹ).

60

Ngập ngụt tại vùng có sông, suối chảy qua

Để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, mưa lớn diện rộng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh, Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và Phòng thủ dân sự tỉnh Bình Định yêu cầu các đơn vị, địa phương theo dõi chặt chẽ bản tin cảnh báo, dự báo và diễn biến của áp thấp nhiệt đới, thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết để chủ động thoát ra hoặc không di chuyển vào vùng nguy hiểm. Kiểm tra hướng dẫn tàu thuyền vào neo đậu tránh trú bão và thực hiện biện pháp neo đậu an toàn. Kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với các chủ phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra. Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng đảm bảo an toàn cho người, tài sản và lồng bè nuôi trồng thủy sản.

59

Sạt lở đất trên các tuyến đường giao thông ở vùng miền núi

Riêng tại khu vực đất liền, các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh cần chủ động rà soát, chuẩn bị sẵn sàng phương án ứng phó với mưa lớn, ngập lụt, lũ, lũ quét, sạt lở đất có thể xảy ra trong những ngày tới.

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện di dời dân ra khỏi vùng có nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất khi có yêu cầu, đồng thời đảm bảo quy định về phòng chống dịch COVID-19; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm “4 tại chỗ” để ứng phó với áp thấp nhiệt đới, mưa lớn diện rộng có khả năng gây lũ ngập lụt, nhất là các vùng trũng, ven biển thường xảy ra tình trạng ngập lụt và ảnh hưởng triều cường.

Đồng thời, triển khai các biện pháp bảo vệ sản xuất, kiểm tra, rà soát phương án đảm bảo an toàn cho hệ thống đê điều, công trình hồ đập và khu vực hạ du, nhất là các hồ xung yếu, các công trình đang thi công, xây dựng; bố trí lực lượng, vật tư, máy móc, thiết bị sẵn sàng ứng phó, xử lý khi có tình huống. Chủ động bố trí lực lượng, phương tiện tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, nhất là các vị trí sạt lở chia cắt giao thông.

Theo TNVMT

comment Bình luận

largeer