Bình Dương: Chuẩn bị ứng phó trong 2 tuần tới ca nhiễm sẽ tăng lên 150.000 ca

Ngày 26/7, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 Bình Dương họp triển khai ứng phó số ca nhiễm dự báo trong 2 tuần tới sẽ tăng 150.000 ca.
27/08/2021 06:59

 Bí thư Bình Dương yêu kịch bản 150.000 ca nhiễm cần chuẩn bị tốt công tác thu dung điều trị F0 tại các trạm y tế lưu động, đảm bảo an ninh trật tự và đẩy mạnh tuyên truyền.

Theo báo cáo của Sở Y tế, trong ngày 26/8 tỉnh ghi nhận 4.868 ca mắc COVID-19, 3.500 bệnh nhân khỏi bệnh, xuất viện. Liên tục từ ngày 23/8 đến 26/8, tỉnh có số bệnh nhân khỏi bệnh, xuất viện cao hơn số bệnh nhân nhập viện.

Tính từ đợt dịch thứ 4, toàn tỉnh có 86.050 ca mắc, trong đó có 47.800 bệnh nhân khỏi bệnh, xuất viện và 62.984 ca đang điều trị.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Nguyễn Lộc Hà thông tin về kế hoạch ứng phó khi số ca nhiễm của tỉnh đạt trên 150.000 ca. Theo đó, tỉnh cần thực hiện các mục tiêu khóa chặt vùng dịch đậm đặc, tuyệt đối không “đỏ hóa vùng xanh”.

Dự kiến với số ca F0 tăng nhanh, Bình Dương sẽ cần khoảng 100.000 giường điều trị thực tế. Do đó, các F0 có triệu chứng phải được thu dung, điều trị kịp thời.

Tỉnh đẩy mạnh tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân, khoảng 100.000 đến 120.000 người/ngày và bảo đảm nhu cầu lương thực, thực phẩm. Song song với đó là việc triển khai 8 nhóm giải pháp trọng tâm nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm, hạn chế thấp nhất tỷ lệ tử vong.

A1

Ảnh minh họa

Về công tác điều trị, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu (Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Giám đốc y khoa Trung tâm hồi sức cấp cứu Bệnh viện Quốc tế Becamex) cho biết các địa phương cần hỗ trợ công tác phân tầng điều trị, đặc biệt ở tầng 1. Hiện các địa phương ở phía bắc của tỉnh đã hỗ trợ điều trị cho các địa phương phía nam ở tầng 2. Ở những nơi phong tỏa cần cung cấp đầy đủ thông tin, hướng dẫn cách ly F0, F1 tại nhà, thuốc men và thực phẩm thiết yếu.

Về chiến lược xét nghiệm, ông Hiếu lưu ý các địa phương lập danh sách xét nghiệm trước cho 6 nhóm có nguy cơ: Người trên 65 tuổi, người có triệu chứng lâm sàng khác thường so với bệnh cúm thông thường, người có bệnh nền, phụ nữ có thai, trẻ em và F0 có triệu chứng chuyển nặng... Ngoài ra cần đẩy mạnh hoạt động trạm y tế lưu động.

Tỉnh dự kiến trong tuần này, Bệnh viện Quốc tế Becamex khánh thành 100 giường hồi sức cấp cứu (ICU) cho bệnh nhi và sản phụ.

Về năng lực cách ly, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty Becamex IDC Nguyễn Văn Hùng thông tin hiện Becamex có 2 cơ sở điều trị là Bệnh viện dã chiến số 1 và cơ sở 2 Bệnh viện dã chiến số 1 ở phường Thới Hòa (thị xã Bến Cát) với tổng cộng gần 13.600 giường thu dung điều trị, có 7.056 giường đã sử dụng, số còn lại sẽ đưa vào sử dụng trong tuần này.

Tại cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi cho biết tỉnh đã thành lập Sở Chỉ huy, Trung tâm thông tin tác chiến tổng đài 1022 và Trung tâm chỉ huy nhằm giám sát từ cộng đồng, tránh tình trạng “chặt ngoài, lỏng trong”.

Ông Lợi yêu cầu kế hoạch chuẩn bị phương án trên 150.000 ca mắc COVID-19 cần phải làm tốt 3 việc: Công tác thu dung điều trị F0 tại các trạm y tế lưu động, đảm bảo an ninh trật tự và công tác tuyên truyền sâu rộng hơn.

Theo ông Lợi chiến lược xét nghiệm và tiêm vaccien phải được thực hiện “2 trong 1”, trong khi làm xét nghiệm nếu kết quả âm tính sẽ tiêm vaccine tại chỗ cho người dân. Ngoài ra, nhân lực ngành y tế phải được tổ chức, bổ sung từ “vùng xanh”, rút từ “vùng xanh” vào các “vùng đỏ”; đồng thời tiếp tục kêu gọi các y, bác sĩ, các điều dưỡng đã về hưu tham gia phục vụ tùy theo năng lực.

Vũ Hường

comment Bình luận

largeer