Bộ Y tế đã triển khai thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng trong năm 2022 và 5 tháng đầu năm 2023
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG TRONG NĂM 2022 VÀ 5 THÁNG ĐẦU NĂM 2023
Về tiêm chủng thường xuyên
Trong nhiều năm qua, Bộ Y tế đã triển khai vaccine phòng 10 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) cho trẻ em và phụ nữ trên cả nước, bao gồm vaccine phòng bệnh viêm gan B, Lao cho trẻ sơ sinh; vaccine phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não/viêm phổi do vi khuẩn Hib, sởi cho trẻ dưới 1 tuổi và vaccine rubella, viêm não Nhật Bản cho trẻ 12-24 tháng.
(Ảnh: Thanh niên)
Mặc dù trong đầu năm 2022 dịch COVID-19 ảnh hưởng đến việc triển khai một số Chương trình y tế ở nhiều địa phương, song các tỉnh/thành phố đã tăng cường thực hiện trong các tháng cuối năm. Theo báo cáo của các tỉnh/thành phố, năm 2022 trên toàn quốc, 1,2 triệu trong số hơn 1,3 triệu trẻ em dưới 1 tuổi (tương đương 87,1%) được tiêm đủ mũi các vaccine cơ bản phòng 8 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Cùng với TCMR, tại một số tỉnh/thành phố có tới 20-35% trẻ em được cha mẹ lựa chọn đi tiêm chủng dịch vụ các vaccine có thành phần tương tự như vaccine 5 trong 1 trong các năm qua. Kết quả năm 2022, tỷ lệ tiêm vaccine 5 trong 1 DPT-VGB-Hib3 đạt 90,6%.
Tiêm vét cho các vaccine cho trẻ em: trong năm 2022 và đầu năm 2023 Bộ Y tế đã khẩn trương chỉ đạo các tỉnh, thành phố tổ chức tiêm bù mũi với khoảng 460.000 liều vaccine các loại cho đối tượng của năm 2021-2022 để tăng độ bao phủ.
Triển khai thêm mũi tiêm vaccine cho trẻ dưới 1 tuổi: từ tháng 8/2022 vaccine IPV mũi 2 cho trẻ 9 tháng tuổi được đưa thêm vào Chương trình TCMR và đã có 234.493 trẻ được tiêm tăng cường mũi thứ hai giúp trẻ được phòng bệnh bại liệt tốt hơn.
Về tiêm chủng bổ sung năm 2021-2022: Bộ Y tế đã triển khai một số chiến dịch tiêm chủng bổ sung trên diện rộng để chủ động phòng ngừa dịch bệnh, cụ thể: Chiến dịch tiêm bổ sung vaccine bại liệt tiêm (IPV) trên toàn quốc trong năm 2021 cho 2,5 triệu trẻ đã hoàn thành. Trong năm 2022 đã hoàn thành tiêm chủng bổ sung vaccine phòng sởi, rueblla và bại liệt uống (bOPV) cho hơn 550.000 trẻ em từ 1-5 tuổi tại một số huyện nguy cơ cao của 15 tỉnh/thành phố và tiêm chủng bổ sung vaccine phòng bệnh bạch hầu, uốn ván (Td) cho khoảng 1,5 triệu trẻ 7-8 tuổi và học sinh lớp 2-3 tại 32 tỉnh nguy cơ cao.
Trong thời gian vừa qua, với số lượng lớn trẻ em tại các vùng nguy cơ cao đã được tiêm chủng thường xuyên, tiêm vét, tiêm bổ sung các vaccine trong chương trình TCMR đã góp phần khống chế tình hình dịch các bệnh truyền nhiễm có vaccine phòng.
THỰC HIỆN CUNG ỨNG CÁC VACCINE TRONG CHƯƠNG TRÌNH TCMR
Hầu hết các vaccine sử dụng trong chương trình TCMR được sản xuất trong nước, bao gồm: phòng bệnh lao (BCG), uốn ván, bạch hầu-uốn ván (Td), DPT, viêm gan B, viêm não Nhật bản; vaccine bại liệt uống (bOPV), sởi; sởi-rubella. Có 2 loại vaccine nhập khẩu từ nước ngoài là vaccine phối hợp 5 trong 1 phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, vaccine viêm gan B, viêm phổi, viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib và vaccine bại liệt tiêm (IPV).
Trong thời gian vừa qua do ảnh hưởng của dịch COVD-19, việc cung ứng vaccine đã bị ảnh hưởng dẫn đến gián đoạn cung ứng, thiếu vaccine cục bộ tại một số địa phương. Đối với các vaccine sản xuất trong nước, Chương trình TCMR đã cung ứng đủ số lượng vaccine của năm 2022 và gối đầu đến tháng 7 năm 2023, riêng vaccine Viêm gan B, vaccine phòng Lao sử dụng đến tháng 8/2023 và vaccine Viêm não Nhật Bản có thể sử dụng đến hết tháng 9/2023, vaccine sởi, sởi - rubella, bOPV đủ dùng hết tháng 7/2023; vaccine uốn ván và IPV (bại liệt tiêm) hiện còn tại các tuyến đủ đáp ứng đến hết năm 2023. Đối với vaccine nhập khẩu 5 trong 1 bị thiếu trên toàn quốc từ tháng 2/2023 do năm 2022 đã tiến hành các thủ tục đấu thầu mua sắm vaccine theo qui định tuy nhiên đã không có nhà thầu tham gia.
Hiện nay chương trình TCMR vẫn tiếp tục triển khai tiêm các vaccine sẵn có tại các điểm tiêm chủng xã/ phường.
Nguyễn Trang
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm