Bộ Y tế dâng hương tưởng niệm Đại danh y Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác và Đại danh y Thiền sư Tuệ Tĩnh

Với truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “tôn sư trọng đạo” và tưởng nhớ các Đại danh y đã gây dựng nền móng cho y học nước nhà, ngày 24/02/2024 (ngày rằm tháng riêng năm Giáp Thìn), Bộ Y tế đã tổ chức lễ dâng hương tưởng nhớ cuộc đời, sự nghiệp của Đại danh y Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác và Đại danh y Thiền sư Tuệ Tĩnh tại Y Miếu Thăng Long.
26/02/2024 10:37

Tham dự lễ dâng hương có Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan; Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn; Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cùng đại diện Lãnh đạo và chuyên viên các Vụ/Cục/Thanh tra Bộ/Văn phòng Bộ Y tế, Công đoàn y tế Việt Nam, và các đơn vị có liên quan trên địa bàn.

Empty

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cùng đoàn đại biểu dâng hương tại Y Miếu Thăng Long

Tại Lễ dâng hương, ông Nguyễn Thế Thịnh - Cục trưởng Cục Y dược cổ truyền, Bộ Y tế đã đọc văn tế tưởng nhớ cuộc đời, sự nghiệp của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và Đại danh y Thiền sư Tuệ Tĩnh, một tấm gương sáng về y đạo, y thuật cho các thế hệ thầy thuốc đời sau noi theo.

Empty

Cục trưởng Cục Y dược cổ truyền Nguyễn Thế Thịnh đọc văn tế tại Y Miếu Thăng Long

Y Miếu Thăng Long được xây dựng dưới thời Hậu Lê (1774) theo sáng kiến của Trưởng Viện Thái y Trịnh Đình Ngoạn người làng Định Công, huyện Thanh Trì. Y Miếu Thăng Long hiện nay mang biển số nhà 12 phố Y Miếu (tên cũ là phố 224) thuộc phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội. Y Miếu là nơi thờ tiên thánh và các vị danh y của đất nước như: Tuệ Tĩnh thiền sư và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, cạnh đó còn thờ các lương y của nền Y học cổ truyền. Sang triều đại nhà Nguyễn, Y Miếu Thăng Long được trùng tu lớn. Ngày nay, trong Y Miếu Thăng Long vẫn còn các bức hoành phi, câu đối ca ngợi sự nghiệp cao đẹp của các vị danh y.

Empty

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan và các đồng chí lãnh đạo dâng hương tại Y Miếu Thăng Long

Năm 1934, Y Miếu Thăng Long được trùng tu lớn và phát triển rộng thêm. Khi Pháp chiếm Thăng Long thì Y Miếu bị hỏ hoang, bị phá hủy đến năm 2000 Thành phố Hà Nội đã tu sửa lại.

Empty

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thành kính dâng hương tại Y Miếu Thăng Long

Hàng năm, cứ vào ngày rằm tháng giêng Âm Lịch, Y học cổ truyền, các thế hệ lương y khắp nơi và nhân dân về đây để dâng hương, tưởng niệm, công đức và ôn lại truyền thống của nền Y học cổ truyền Việt Nam.

Cùng ngày Đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương dẫn đầu đã đến dâng hương tưởng niệm 233 năm ngày mất đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác(1720-1791) tại khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ở xã Liêu Xá, Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.

Empty

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, Bí thư tỉnh ủy Hưng Yên Nguyễn Hữu Nghĩa và các đại biểu dâng hương tại khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ở xã Liêu Xá, Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên

Tại buổi lễ, các đồng chí lãnh đạo Bộ Y tế và các thành viên trong Đoàn; lãnh đạo tỉnh Hưng Yên đã thành kính dâng hương tri ân, tưởng nhớ tới cuộc đời, sự nghiệp của Đại danh y Hải Thượng Lãn ông Lê Hữu Trác, người đã có công lao to lớn trong việc xây dựng và phát triển nền Y học cổ truyền nước nhà. Ông là một tấm gương sáng về y đạo, y thuật cho các thế hệ thầy thuốc noi theo.

Empty

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương thành kính dâng hương Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông tên thật là Lê Hữu Trác. Ông là con thứ bảy của một gia đình đại trí thức ở làng Liêu Xá, huyện Đường Hào (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Ông xuất thân trong một gia đình khoa bảng. Thuở nhỏ, ông theo cha học ở kinh thành Thăng Long, sớm nổi tiếng với tư chất thông minh, am tường cả nho, y, lý, số…

Ông là người học cao hiểu rộng nhưng đã từ quan về để học hành nghề y, dành trọn cả cuộc đời mình cho sự nghiệp "trị bệnh, cứu người".

Empty

Các đại biểu tham dự lễ dâng hương tại khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ở xã Liêu Xá, Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên

Cuộc đời của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là hình ảnh cao đẹp của người Thầy thuốc với kiến thức uyên thâm, với tinh thần trách nhiệm cao cả, đức hy sinh nhẫn nại, tận tâm, lòng yêu thương người bệnh vô bờ bến. Ông xứng đáng là người dựng "ngọn cờ đỏ thắm" trong nền Y học Việt Nam, là tấm gương sáng về y đức - y đạo - y thuật cho muôn đời noi theo.

Ông luôn tâm niệm: "Đạo làm thuốc là một nhân thuật chuyên lo tính mạng con người; phải lo cái lo của con người, vui cái vui của người, chỉ lấy việc chữa bệnh cứu người làm nhiệm vụ của mình không được mưu lợi kể công". Ông phấn đấu không mệt mỏi để thực hiện tâm niệm của mình.

Ông đã sưu tầm phát hiện thêm hơn 300 vị thuốc nam (Lĩnh Nam bản thảo), tổng hợp thêm 2854 phương thuốc kinh nghiệm phổ biến cho nhân dân. Sau hơn 40 năm miệt mài nghiên cứu và tận tụy chữa bệnh cứu người, Đại danh y đã để lại cho nền Y học Việt Nam một di sản quý giá, đặc biệt là bộ sách “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” gồm 22 tập, 66 quyển.

Empty

Các đại biểu thành kính dâng hương tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông luôn chú trọng đến việc xây dựng y đức của người thầy thuốc, ông đã để lại những lời răn và chỉ ra 8 tội người thầy thuốc cần tránh như: "Có bệnh xem xét đã rồi mới cho thuốc, vì ngại đêm mưa vất vả không chịu thăm mà đã cho phương đó là tội lười". "Khi thấy bệnh chết đã rõ, không bảo thực lại nói lơ mơ để làm tiền đó là tội tham lam"…

Đặc biệt Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông đã đề ra 9 điều trong "Y huấn cách ngôn" để răn dạy về đạo của người thầy thuốc mà hiện nay vẫn còn nguyên giá trị. Những trước tác Đại danh y để lại chính là bộ giáo khoa kinh điển mẫu mực, góp phần đào tạo, bồi dưỡng về y đức, y đạo, y thuật cho các thầy thuốc. Ông trở thành một bậc thiên tài kiệt xuất của nền Y học cổ truyền Việt Nam và một nhà văn hóa lớn.

Theo Bộ Y tế

comment Bình luận

largeer