Bộ Y tế trả lời về việc 12 triệu người Việt mang gen bệnh phải điều trị cả đời, tốn tiền tỷ
Đó là một trong những mong muốn được Thứ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Viết Tiến chia sẻ bên lề Hội thảo "Thalassemia - Nguy cơ của chất lượng dân số Việt Nam" diễn ra mới đây.
Theo Thứ trưởng, ở Việt Nam hiện nay rất nhiều người mắc căn bệnh tan máu bẩm sinh, hay có tên khoa học là Thalassemia.
Theo con số thống kê mới nhất thì hiện nay có tới 12 triệu người mang gen bệnh Thalassemia, hằng năm có tới 8.000 đứa trẻ sinh ra bị bệnh này, trong đó có khoảng 2.000 đứa trẻ mắc tan máu bẩm sinh nặng.
"Nếu một đứa trẻ không may mắc Thalassemia thì thân thể rất còi cọc, kèm theo đó là hàng loạt các biểu hiện liên quan như suy tim, suy gan, suy nội tiết, sạm đen vì quá tải sắt.... không đủ sức khỏe để lao động và học tập" , Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến cho biết thêm.
Bộ Y tế trả lời về việc 12 triệu người Việt mang gen bệnh phải điều trị cả đời, tốn tiền tỷ. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến trao đổi bên lề hội nghị
Cũng tại hội thảo, Thứ trưởng không quên nói lên những mong muốn của Bộ y tế đó là, Bộ y tế muốn có nhiều hơn nữa những chính sách ưu tiên đặc biệt đối với các bệnh nhân không may mắc bệnh Thalassemia.
Làm tốt công tác truyền thông đến đông đảo người dân biết được tỉ lệ mắc tan máu bẩm sinh ở nước ta khá cao, tiếp đến muốn có những chương trình tư vấn đặc biệt cho các cặp tiền hôn nhân, để xét nghiệm, chẩn đoán, làm các bước sàng gen bệnh…
"Nếu mang gen bệnh cần phải thận trọng cùng với người cũng mang gen bệnh. Khi mang thai, nếu nghi ngờ bệnh lý thì cần nhanh chóng xét nghiệm máu", ông Tiến nói.
Liên quan đến căn bệnh Thalassemia, Tổng cục dân số đề cập đến 3 yếu tố dẫn đến nguy cơ đứa trẻ mắc bệnh Thalassemia, chính là:
- Nhiều cặp vợ chồng không có kiến thức về bệnh tan máu bẩm sinh
- Hoặc nhiều cặp biết đến tan máu bẩm sinh nhưng vì tình cảm mà vẫn cố tình kết hôn thì nguy cơ đứa trẻ mắc bệnh Thalassemia là khó tránh khỏi.
- Người phụ nữ mang thai cần chuẩn đoán trước khi thai làm tổ, nếu phôi nào mang gen bệnh cần loại bỏ ngay gen đó thì mới hy vọng đứa trẻ sinh ra không mang bệnh Thalassemia.
Nhằm cảnh báo và khuyến khích những cặp vợ chồng chủ động quan tâm và thăm khám sức khỏe, Thứ trưởng dẫn chứng: "Kinh phí bỏ ra để làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh tốn kém không nhiều bằng số tiền điều trị một người đứa trẻ sinh ra đã mắc Thalassemia, kinh phí để điều trị bệnh tan máu bẩm sinh vô cùng tốn mà hiệu quả lại không được như mong muốn".
Những giải pháp cơ bản, cấp bách để đẩy lùi căn bệnh Thalassemia được đưa ra đó là: Nâng cao nhận thức của người dân về bệnh thalassemia; Nâng cao khả năng chẩn đoán, điều trị, chăm sóc và quản lý người bệnh cho các cơ sở y tế; Giảm dần và chấm dứt việc sinh ra trẻ bị bệnh và/hoặc mang gen bệnh.
Một số biện pháp cụ thể nhằm tránh sinh ra trẻ bị bệnh: Đưa bệnh thalassemia vào chương trình sàng lọc cho các cặp đôi trước kết hôn; Đưa bệnh thalassemia vào danh sách 4 bệnh cần được được sàng lọc trước sinh; Đưa xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu là xét nghiệm bắt buộc đối với các sản phụ đến khám thai lần đầu;
Tuyên truyền, vận động các gia đình có con trong độ tuổi học sinh phổ thông tự nguyện tham gia sàng lọc bệnh thalassemia; Bảo hiểm y tế xem xét thanh toán chi phí chẩn đoán trước sinh.
Đây chính là những chương trình mà Bộ y tế đã và sẽ làm để phần nào hạn chế tỉ lệ người mắc Thalassemia, nhưng tất nhiên để làm được điều đó, Bộ cũng cần sự ủng hộ rất nhiều từ phía Đảng, Nhà nước, tất cả mọi người cùng vào cuộc.
Tính đến thời điểm hiện tại, Bộ Y tế phối hợp cùng các Bệnh viện chuyên môn đã có các hoạt động cụ thể sàng lọc người mang gen bệnh Thalassemia.
Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình khám sàng lọc cũng cần phải tìm thêm nhiều chính sách từ bảo hiểm, nguồn tài trợ từ nước ngoài để hỗ trợ cho bệnh nhân.
-
Bệnh nhân tử vong sau mổ gãy tay, người nhà phản ứng dữ dội
-
12 triệu người Việt mang gen bệnh tan máu bẩm sinh
-
Số người Việt tử vong do hít phải khói thuốc lá mỗi năm là 4.000 người
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm