Bột mì hết hạn sử dụng có ăn được không?
Bột mì là gì?
Theo các nhà khoa học, bột mì hay bột lúa mì là loại bột được sản xuất từ việc xay lúa mì. Nó được sử dụng làm nguyên liệu chính trong sản xuất bánh mì, bánh nướng, bánh quy, pizza và nhiều loại đồ ăn khác.
Ngoài lúa mì, bột mì còn được chế biến từ các loại ngũ cốc thông qua quá trình xay nghiền. Trong quá trình này, vỏ cám và phôi được tác ra và phần còn lại của hạt lúa mì được nghiền nhỏ đến khi sờ vào thấy mịn. Đến bước này thì được gọi là bột mì.
Hiện nay trên thị trường bột mì được phân gọi theo thể loại bột trắng và bột nâu. Cách gọi này tùy thuộc vào lượng gluten cao hay thấp trong bột mì. Hoặc tùy thuộc vào màu sắc, lượng và tính chất gluten của bột mà được gọi là bột cứng hay bột mềm.

Bột mì hết hạn sử dụng có ăn được không? Bột mì là một sản phẩm được chế biến từ cây lúa mì
Ngoài ra, trong quá trình sản xuất bột mì có thể được bổ sung một số thành phần khác vì mục đích công nghệ như:
- Các sản phẩm có hoạt tính enzym vốn được sản xuất từ hạt lúa mì, lúa mạch đen hay hạt đại mạch, gluten tươi, bột đậu tương hay bột đậu khác có chất lượng thích hợp.
- Các chất dinh dưỡng, dựa vào các vitamin, các khoáng chất hoặc axit amin đặc hiệu nhưng phù hợp với pháp luật và quy chế thực phẩm an toàn của nước tiêu thụ sản phẩm.
Hơn nữa, tùy theo mục đích tiêu dùng mà bột mì được phân thành các loại khác nhau như:
- bột mì làm bánh mì (hay bột mì thông thường)
- Bột mì làm bánh ngọt
- Bột mì làm bánh ga tô, bánh kem
- Bột bánh mì đa dụng
- Bột mì làm bánh bao
- Bột mì Durum
Bột mì hết hạn sử dụng có ăn được không?
Khi sử dụng bột mì vấn đề mà người tiêu dùng quan tâm hàng đầu là chất lượng và hạn sử dụng của bột mì. Hiện này, vì lợi nhuận mà nhiều cơ sở sản xuất đơn vị phân phối thường trộn bột sắn cao sản vào bột mì. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sản phẩm và sức khỏe con người.
Thêm nữa, khi sử dụng bột mì nhiều người thường cho rằng thời hạn sử dụng của nó là khoảng 1 năm. Song theo các nhà khoa học, “tuổi thọ” của bột mì chỉ đạt khoảng nửa năm.
Nếu vượt quá 6 tháng bột mì có thể không còn độ ngon, mùi thơm như ban đầu nữa. Thậm chí lúc này bột mì có thể vón cục, ẩm mốc và việc làm bánh từ loai thực phẩm này sẽ trở nên khó khăn hơn.
Trên thực tế, bột mì đa dụng hay bột mì thường chỉ có hạn sử dụng từ 6 – 8 tháng dù đã mở túi hay chưa mở tủi. Còn bột mì nguyên cám (whole wheat) có hạn sử dụng từ 4-6 tháng, đã mở hoặc chưa mở túi.
Vậy, bột mì hết hạn sử dụng có ăn được không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng người tiêu dùng không nên ăn bột mì hết hạn sử dụng. Bởi bột mì hết hạn sử dụng dễ bị nấm mốc, ẩn chứa nhiều vi khuẩn gây nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu cố tình sử dụng có thể trở thành nguyên nhân ẩn gây bệnh ung thư.
Hơn nữa, bột mì hết hạn sử dụng khi chế biến sẽ không còn mùi vị thơm ngon. Loại bột mì thông thường hết hạn sử dụng thường vón cục, màu bột mì biến sắc sang vàng nhạt hoặc xỉn xám do có nấm mốc.

Bột mì hết hạn sử dụng có ăn được không? Bột mì hết hạn sử dụng thì không nên ăn vì có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe
Bên cạnh sự tiện lợi, tính dễ ăn, hợp khẩu vị của đại đa số người dân thì bột mì bột mì cũng có mặt trái của nó. Nếu bạn ăn quá nhiều, dài kỳ có thể gây ra một số bất lợi cho sức khỏe như sau:
- Bệnh tiểu đường
Khác với các loại ngũ cốc thô, nhóm thực phẩm này được chế biến quá kỹ nên tiêu hóa nhanh và dễ làm tăng lượng đường trong máu. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
- Gây bất lợi cho hệ tiêu hóa
Theo nghiên cứu cả các chuyên gia dinh dưỡng ở bệnh viện Johns Hopkins (Mỹ) thì các chế phẩm từ bột mì nói chung không có lợi cho sức khỏe. Bởi carbohydrate có trong bột mì có tên là amylopectin A rất dễ chuyển hóa thành đường huyết so với các loại carbohydrate khác.
- Làm tăng nguy cơ viêm nhiễm cho cơ thể
Các loại thực phẩm có nguồn gốc từ ngũ cốc khi bị chế biến quá kỹ làm tăng lượng đường huyết, gluco có trong máu gây nhiều bất lợi cho sức khỏe. Đồng thời cũng làm tăng nguy cơ viêm nhiễm trong cơ thể từ bệnh đục thủy tinh thể cho đến viêm khớp hay bệnh tim mạch
- Làm tăng tính háu ăn
Trung bình mỗi người Mỹ hàng ngày ăn gần 10 suất ăn từ bột mì, ngũ cốc và cách tinh chế khác (mỗi suất tương đương 75g). Ăn quá nhiều bột mì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì và tim mạch.
- Suy giảm chức năng chuyển hóa
Nghiên cứu tai Đại học Harvard được công bố trên Tạp chí Lancet cho biết: sau khi thử nghiệm trên chuột, các nhà khoa học đã phát hiện thấy những con chuột ăn bột mì, mì chế biến kỹ làm cho khả năng chuyển hóa của cơ thể giảm mạnh. Hơn nữa, mỡ tích nhiều trong cơ thể.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Nha khoa Nhân Tâm khai trương chi nhánh quận 7: Nâng tầm dịch vụ, bội thu quà vàng
Sáng 22/3, Nha khoa Nhân Tâm chính thức khai trương cơ sở mới tại 35 – 37 KDC Him Lam, đường Nguyễn Thị Thập, phường Tân Hưng, quận 7, TP. Hồ Chí Minh.March 22 at 5:55 pm -
BioHealth tiên phong làm đẹp xanh từ dược liệu Việt
Từ bao đời nay, người Việt đã tận dụng những báu vật thiên nhiên để chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, từ bồ hòn, lá trầu không đến rau má, gừng, xương rồng tai thỏ... Lấy cảm hứng từ tinh hoa y học dân gian, BioHealth tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại vào dược liệu hữu cơ, mang đến giải pháp chăm sóc cá nhân an toàn, thuần chay và thân thiện với môi trường.March 22 at 1:49 pm -
Sẹo và thuốc trị sẹo Kaapvaal từ Công nghệ Y học tái tạo
Sẹo là dấu vết không mong muốn sau mỗi tổn thương trên da, có thể xuất hiện do tai nạn, bỏng, mụn trứng cá, phẫu thuật hoặc bệnh lý da liễu. Dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng sẹo có thể gây mất thẩm mỹ, khiến nhiều người mất tự tin.March 21 at 10:00 am -
Pfizer và VNVC ký thảo luận về sản xuất vắc xin
Tập đoàn dược phẩm hàng đầu thế giới Pfizer và Hệ thống tiêm chủng VNVC vừa ký kết hợp tác chia sẻ kiến thức, xây dựng nhà máy sản xuất vắc xin đạt chuẩn quốc tế tại Việt Nam.March 19 at 10:56 am