Thuốc hết hạn có uống được không?

Thuốc hết hạn là thuốc không còn nguyên hiệu lực, thậm chí không còn hiệu lực. Vì thế thuốc không đủ khả năng để chống chọi với những căn bệnh và rối loạn mà chúng từng có khả năng khi còn hạn.
18/04/2018 15:04

Thuốc hết hạn có uống được không?

Việc sử dụng thuốc quá hạn không phải chuyện lạ trong đời sống hàng ngày khi bạn muốn tiết kiệm tiền hoặc vô tình không để ý.

Hạn sử dụng của thuốc được ghi bằng số hoặc chữ chỉ tháng và năm:

Số chỉ tháng gồm hai con số hoặc tên tháng bằng chữ

Số chỉ năm là hai con số cuối của năm

Ví dụ: Hạn dùng của thuốc được ghi 30/08/2014, nghĩa là trong thời gian từ lúc mua thuốc đến ngày 29/8/2014, nếu thuốc được bảo quản đúng quy định, còn đảm bảo các yêu cầu về chất lượng thì thuốc được phép dùng, còn từ ngày 30/08/2014 trở về sau là thuốc quá hạn dùng không còn giá trị sử dụng nữa.

Và nếu hạn dùng được ghi là 08/2014, nghĩa là từ ngày 01/08/2014 trở về sau là thuốc quá hạn dùng không được sử dụng.

Thuốc cũng như tất cả các loại hóa chất đều bị biến chất theo thời gian. Với thuốc dạng lỏng thì bị tách lớp, nhiễm khuẩn, thuốc dạng rắn thì dễ bị sứt mẻ, tơi rã thành bột. Thường các hãng dược phẩm đều trừ hao ngày hết hạn sớm hơn để đảm bảo chất lượng thuốc được tuyệt đối.

thuoc het han co uong duoc khong

Thuốc hết hạn có uống được không? Hạn sử dụng của thuốc được ghi bằng số hoặc chữ chỉ tháng và năm

Cũng có nhiều loại thuốc quá hạn sử dụng nhưng vẫn còn hiệu lực. Một nghiên cứu do FDA thực hiện vào năm 2000 cho thấy nhiều loại thuốc vẫn còn hiệu lực sau khi đã quá hạn sử dụng nhiều năm. Tuy nhiên, FDA khuyến cáo rằng đừng bao giờ sử dụng thuốc quá hạn vì sẽ đem lại nhiều rủi ro không lường.

Thuốc hết hạn là thuốc không còn nguyên hiệu lực, thậm chí không còn hiệu lực. Vì thế thuốc không đủ khả năng để chống chọi với những căn bệnh và rối loạn mà chúng từng có khả năng khi còn hạn.

Sử dụng thuốc hết hạn sẽ khiến cho người sử dụng có cảm giác an toàn giả, luôn nghĩ rằng uống thuốc vào sẽ khỏi bệnh nhưng thực tế thì người bệnh vẫn yếu và bệnh có thể trở nặng.

Uống thuốc hết hạn còn có thể gây ra độc tính cho cơ thể. Hoạt chất của thuốc theo thời gian có thể sẽ chuyển sang một dạng hợp chất hóa học khác xa với hợp chất ban đầu và những hợp chất mới này sẽ sinh độc tính cao. Về mặt lý thuyết, độc tính này còn nguy hiểm hơn cả căn bệnh mà người sử dụng thuốc đang mắc phải.

Với những loại thuốc tim mạch, thuốc trị các bệnh đau thắt ngực, thuốc kháng đông máu, thuốc chống động kinh, thuốc trị đái tháo đường, thuốc tuyến giáp....thì tuyệt đối không được dùng khi quá hạn.

Còn những loại thuốc để trị những bệnh thông thường thì vừa quá hạn không lâu bạn nghi ngờ không biết có nên sử dụng hay không thì nên trao đổi với dược sĩ.

Điều người sử dụng thuốc cũng cần lưu ý là đừng quá tin tưởng vào hạn sử dụng của thuốc. Bởi cho dù thuốc vẫn còn hạn sử dụng mà cách bảo quản thuốc không thích hợp vẫn có thể làm thuốc giảm hoặc mất tác dụng. Vì vậy, cần hỏi dược sĩ cách bảo quản loại thuốc mà bạn đang sử dụng ở những điều kiện môi trường thích hợp.

Cách xử lý thuốc hết hạn an toàn

Cách đơn giản và an toàn nhất để xử lý những loại thuốc hết hạn hoặc không cần dùng đến là mang thuốc tới các nhà thuốc, quầy thuốc bệnh viện hoặc những cơ sở có chương trình thu gom thuốc, rác thải y tế. Tại đây, họ sẽ có cách xử lý thích hợp với những loại rác thải đặc biệt này.

Ngoài ra, có một số phương pháp dưới đây để lựa chọn:

Làm theo hướng dẫn: Người dùng thuốc có thể làm theo hướng dẫn xử lý cụ thể ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc tờ thông tin cho bệnh nhân đi kèm với thuốc. Không xả thuốc xuống bồn rửa hoặc nhà vệ sinh trừ khi có thông tin hướng dẫn làm như vậy

Bỏ vào thùng rác gia đình: Hầu hết các loại thuốc có thể được bỏ đi trong thùng rác thải sinh hoạt của gia đình.

thuoc het han co uong duoc khong.jpg 1

Thuốc hết hạn có uống được không? Uống thuốc hết hạn còn có thể gây ra độc tính cho cơ thể

Nhưng cần tuân theo các bước: Trộn thuốc (chú ý không nghiền nhỏ viên nén và viên nang) với một số loại rác bẩn như bã cà phê, mùn cưa, đất, giấy vụn - hỗn hợp này không còn hấp dẫn đối với trẻ nhỏ và vật nuôi nếu không may bị tìm thấy.

Cho hỗn hợp vào một chiếc hộp nhựa hoặc túi ziplock bịt kín, sau đó bỏ vào thùng rác.

Xối bỏ xuống bồn rửa hoặc nhà vệ sinh: Một số thuốc có dược tính mạnh, chỉ cần một liều lượng rất nhỏ cũng có thể gây khó thở, ngừng tim và tử vong (như các thuốc nhóm giảm đau gây nghiện opioid hay một số thuốc hướng thần…).

Do đó, để loại bỏ cần xối xuống bồn rửa hoặc nhà vệ sinh khi không còn cần dùng đến và không thể gửi tới cơ sở có chức năng thu gom, xử lý. Chúng ta có thể tham khảo danh sách các loại thuốc được đề nghị xử hủy bằng cách xối vào nhà vệ sinh do FDA phê duyệt.

Với các sản phẩm xông hít: Các sản phẩm này thường được dùng cho người bị hen hoặc các vấn đề về hô hấp khác như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần có cách xử lý đặc biệt hơn. Vì những ống hít này có chứa chlorofluorocarbons (CFCs) - một chất đẩy gây thủng tầng ozone bảo vệ trái đất.

Mặc dù CFC đang được thay thế bằng các loại chất đẩy khác thân thiện hơn với môi trường nhưng tốt nhất không nên đốt những ống thuốc này mà cần đọc các hướng dẫn xử lý ghi trên nhãn thuốc.

comment Bình luận

largeer