Bữa sáng nhanh với bánh mì sandwich, liệu có đủ dinh dưỡng?

Bánh mì sandwich cùng với một tách cà phê đã trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người cho một bữa sáng nhanh gọn. Liệu thực đơn này đã thật sự cung cấp đủ dinh dưỡng để khởi đầu một ngày tràn đầy năng lượng?
24/05/2025 08:10

Theo Kristina Cooke, chuyên gia dinh dưỡng thuộc Academy of Nutrition and Dietetics (Ohio, Hoa Kỳ), bánh mì trắng là một trong những lựa chọn phổ biến nhất cho bữa sáng. Theo số liệu từ Horizon Databook, thị trường bánh mì trắng đóng gói hiện đạt giá trị 161 tỷ USD và dự kiến tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.

Bánh mì trắng là gì?

Theo Katherine Tallmadge, chuyên gia dinh dưỡng tại Personalized Nutrition, bánh mì trắng khác biệt so với bánh mì nguyên cám và bánh mì nguyên hạt bởi nó đã qua quá trình tinh chế, chỉ giữ lại nội nhũ. Đây là thành phần duy nhất trong ba thành phần chính của ngũ cốc ban đầu. Điều này khiến bánh mì trắng có màu sáng, kết cấu mềm, nhưng lại thiếu nhiều dưỡng chất quan trọng như chất xơ, vitamin và khoáng chất.

banhmi001

 Bánh mì trắng là một trong những lựa chọn phổ biến nhất cho bữa sáng nhưng không được coi là thực phẩm lành mạnh (Ảnh minh họa)

Còn theo nhận định của Leslie Bonci, một chuyên gia dinh dưỡng thể thao đồng thời là người sáng lập Active Eating Advice, bánh mì trắng được ưa chuộng không chỉ vì tính tiện lợi mà còn vì sự linh hoạt trong chế biến. Với thời hạn sử dụng dài, giá cả phải chăng và khả năng kết hợp với nhiều nguyên liệu, bánh mì trắng đã trở thành lựa chọn phổ biến trong các loại bánh mì sandwich được phân loại trên thị trường.

Lợi hay hại khi chỉ ăn bánh mì sandwich cho bữa sáng?

Mặc dù có thể rất ngon và tiện lợi nhưng bánh mì sandwich dùng để ăn sáng thường xuyên được cho là không lành mạnh. Bánh mì sandwich trắng chứa nhiều calo và chất béo bão hòa nhưng đã loại bỏ cám và mầm. Bởi mầm lúa mì chứa nhiều các chất dinh dưỡng quan trọng như chất béo, protein, vitamin B, vitamin E và một số chất chống ô-xy hoá. Tương tự vậy, lớp cám ngoài cùng hạt ngũ cốc chứa nhiều chất xơ và các khoáng chất như sắt, kẽm, ma-giê giúp hỗ trợ tiêu hoá và bảo vệ sức khỏe tim mạch.  

Theo chuyên gia dinh dưỡng Tallmadge, sự thiếu hụt cám và mầm trong bánh mì trắng khiến nó chỉ chứa khoảng 1/2 gram chất xơ như thông thường. Loại chất này thúc đẩy cơ thể hấp thụ glucose nguyên chất nhanh hơn, dẫn đến sự gia tăng đột ngột của đường huyết. Điều này gây cảm giác đói nhanh, kích thích ăn nhiều hơn, đặc biệt là thực phẩm giàu đường, đồng thời tăng nguy cơ cáu gắt do biến động đường huyết.

Ngoài ra, theo nghiên cứu của nhà khoa học Johnson Memorial Health, bánh mì trắng không chỉ làm tăng đường huyết mà còn gây dao động mạnh của insulin, yếu tố nguy cơ chính gây bệnh tiểu đường tuýp 2. 

Ngoài ra, tiêu thụ bánh mì trắng thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ béo phì do thiếu chất xơ, khiến cơ thể nhanh đói và ăn nhiều hơn. Trong thành phần của bánh mì trắng còn chứa nhiều muối và đường, gây ảnh hưởng đến hệ tim mạch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và rối loạn chuyển hóa, dẫn đến mất kiểm soát cân nặng và năng lượng. Đó chính là lý do các chuyên gia, trong đó có chuyên gia dinh dưỡng Cooke luôn khuyến nghị lựa chọn bánh mì nguyên cám hoặc nguyên hạt thay vì bánh mì trắng tinh chế để kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Thanh Trúc (dịch)

comment Bình luận