Các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh

Việc chăm sóc một đứa bé sơ sinh chưa hề là một việc dễ dàng và nó đã tạo nên áp lực cho không ít các bà mẹ. Trẻ sơ sinh có sức đề kháng còn rất non yếu nên dễ mắc phải những căn bệnh như rôm sảy, hăm, tưa lưỡi, nôn trớ…
21/04/2018 15:53

Bệnh rôm sảy

Rôm sảy là căn bệnh rất hay gặp ở trẻ sơ sinh và nó thường xuất hiện khi thời tiết nóng bức. Dấu hiệu nhận biết tình trạng này là trên khắp người bé xuất hiện những nốt mẩn đỏ nhỏ li ti làm bé ngứa ngáy, khó chịu.

Để ngăn ngừa tình trạng này thì bạn cần phải luôn dọn dẹp phòng sạch sẽ, thông thoáng, quần áo của bé phải rộng rãi, chất liệu mềm mịn, mát mẻ. Cần giữ vệ sinh cho da bé luôn sạch sẽ bằng việc tắm rửa cho bé mỗi ngày.

Vào mùa đông không nên vì sợ bé lạnh mà ủ ấm quá kỹ. Hãy thường xuyên kiểm tra xem lưng bé có bị ướt vì ra nhiều mồ hôi không? Chỉ nên mặc áo vừa đủ ấm và phải có độ thoáng khí tốt.

Khi bé bị rôm sảy thì không nên sử dụng phấn rôm bôi lên có thể làm tình trạng nặng thêm. Hãy nấu nước lá khổ qua, lá chè xanh, lá sài đất để tắm cho bé sẽ làm giảm tình trạng này rất hiệu quả.

Bệnh tưa lưỡi

Đa phần các bé sơ sinh đều mắc phải chứng bệnh này. Dấu hiệu nhận biết là trên lưỡi trẻ xuất hiện những mảng trắng và vết loét nhỏ ở bề mặt lưỡi. Việc này làm cho bé khó chịu vùng miệng dẫn đến ít bú và quấy khóc vì đói.

cac benh thuong gap o tre em

Các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Dấu hiệu nhận biết bệnh tưa lưỡi là trên lưỡi trẻ xuất hiện những mảng trắng và vết loét nhỏ ở bề mặt lưỡi

Cách xử lý đó là mẹ nên dùng gạc tưa lưỡi nhúng vào nước muối sinh lý chà nhẹ nhàng bề mặt lưỡi. Nhớ thật cẩn thận để không làm tổn thương niêm mạc của lưỡi bé nhé.

Các ông bà xưa thường dùng mật ong để đánh tưa lưỡi nhưng ngày nay bác sĩ khuyến cáo không nên dùng mật ong cho trẻ dưỡi 1 tuổi nên bạn cũng cần cẩn thận nhé.

Trẻ sơ sinh bị hăm tã

Hăm tã cũng là căn bệnh rất thường hay gặp ở trẻ sơ sinh. Những vùng dễ bị hăm như mông, bụng, đùi, cổ… Lớp da bị tróc ra xuất hiện mảng đỏ tiết dịch gây đau rát khó chịu làm bé quấy khóc liên tục.

Cách xử lý là làm sạch vùng da bị hăm bằng nước ấm, sau đó chặm khô và để thông thoáng khí. Nhớ vệ sinh sạch sẽ vùng mông, bẹn sau khi bé tiểu hoặc thay tã cho bé.

Quần mặc cho bé cần rộng rãi, thoải mái, vải mềm mịn, thoáng khí và bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra những vùng dễ bị hăm này để kịp thời phát hiện và xử lý kịp thời tránh để tình trạng bị hăm quá nặng làm bé đau, khóc nhiều bạn nhé.

Trên đây là 3 chứng bệnh rất hay gặp ở trẻ sơ sinh bạn cần phải nhỡ kỹ để kịp thời phát hiện và xử lý cho thật phù hợp. Hi vọng rằng bài viết này mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về việc chăm sóc tốt cho bé yêu ở những tháng đầu đời.

Trẻ bị táo bón

- Thay đổi chế độ ăn của mẹ: mẹ cần bổ sung chế độ dinh dưỡng nhiều rau quả, giàu chất xơ và uống nhiều nước.

- Xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng, theo chiều khung đại tràng 3-4 lần/ngày.

- Pha nước ấm tỷ lệ 1 mật ong 3 nước và bôi vào lỗ hậu môn để tạo phản xạ ị cho trẻ

Sốt

Nguyên nhân gây sốt ở trẻ có thể do virus hoặc vi khuẩn gây bệnh, mặc quá nhiều quần áo làm cho môi trường bên trong cơ thể bé nóng, trẻ sơ sinh còn chưa điều tiết được thân nhiệt, nhiều bé sơ sinh sau khi tiêm phòng về hay bị sốt…

Điều mẹ cần biết khi trẻ bị sốt:

- Thường xuyên theo dõi, đo nhiệt độ cho bé, mặc quần áo rộng tạo cảm giác thông thoáng cho bé, cho bé bú mẹ nhiều hơn, sử dụng nước ấm để lau trán, nách và tay chân cho bé.

cac benh thuong gap o tre em.jpg 1

Các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân gây sốt ở trẻ có thể do virus hoặc vi khuẩn gây bệnh

- Mẹ cần theo dõi nếu bệnh tiến triển nặng hơn cần đưa bé đi khám

- Khi bé có những biểu hiện dưới đây mẹ cần đưa bé đến các trung tâm để bác sĩ tư vấn: bé khóc không thể dỗ được trong vài giờ, thóp của trẻ phồng lên, ho nhiều và xuất hiện nhiều dịch mũi, bé không bú hoặc bú kém.

Trẻ bị nôn trớ

- Đặt bé nằm nghiêng và bế trẻ đầu cúi thấp và để mông cao. Vỗ nhẹ vào lưng bé. Vệ sinh mũi miệng sạch sẽ.

- Khi trẻ bị nôn trớ mà không kèm theo ho, sốt, co giật, tiêu chảy… mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn cho bé trong ngày, ăn ít một và chia thành nhiều bữa.

- Nếu trẻ bị nôn trớ, ngoài nôn và kèm theo các dấu hiệu sốt, ho, tiêu chảy… các bà mẹ phải nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ.

comment Bình luận

largeer