Mẹo chữa chảy dãi ở trẻ em

Mẹo chữa chảy dãi ở trẻ em được nhiều bậc phụ huynh tìm kiếm. Đây là hiện tượng mà bất kì trẻ nào sinh ra cũng gặp phải, các mẹ không cần quá lo lắng.
06/03/2018 12:12

Vì sao trẻ em chảy dãi ?

Chảy dãi là hiện tượng thường gặp ở trẻ em. Ở một số trẻ, tuyến nước bọt hoạt động nhiều nên có hiện tượng tăng tiết nước bọt, trẻ hay chảy nước dãi. Không chỉ chảy dãi nhiều khi thức, mà khi ngủ và ban đêm, dãi vẫn có thể chảy. Chảy dãi còn là tín hiệu của việc mọc răng. Để khẳng định chắc chắn điều này, mẹ nên theo dõi bé nhiều hơn. Nếu bé có các biểu hiện như: cắn, gặm nhấm bất cứ thứ gì trong tay, điều này càng khẳng định bé có dấu hiệu mọc răng. Theo đó, việc gặm nhấm càng khiến bé tuyến nước dãi của bé hoạt động nhiều hơn.

Nguyên nhân chảy dãi cũng có thể là do bệnh lý thường gặp như viêm khoang miệng, viêm niêm mạch họng, khoang miệng bị kiềm acid ăn mòn...

meo tri chay nuoc dai o tre em

Mẹo chữa chảy dãi ở trẻ em. Trong những tháng đầu đời, chảy dãi là hiện tượng bệnh lý bình thường không cần chữa trị

Khi trẻ lớn lên, răng mọc đủ hiện tượng này sẽ dần mất đi. Cũng có trường hợp trẻ lớn vẫn tiếp tục bị chảy dãi. Theo các bác sĩ đây là bệnh lý nội khoa, thường do rối loạn ở các tuyến, có liên quan đến yếu tố thần kinh, khi ấy cần phải khám và điều trị ở các chuyên khoa Tai Mũi Họng, Nội tiết, Tiêu Hoá.

Ở hầu hết trẻ em, nước dãi sẽ chảy nhiều hay ít tùy vào từng tháng tuổi. Khi bé được 3-4 tháng, nước bọt bắt đầu nhiều lên. Sau 6 tháng, lượng nước dãi tiết ra nhiều hẳn lên. Khi bé mọc răng, kích thích đôi dây thần kinh não thứ 5 cũng làm cho nước dãi tiết ra nhiều hơn.

Chảy nước dãi nhiều ở trẻ nhỏ có lợi ích nhất định về mặt tiêu hóa. Cụ thể là, khi nước dãi của bé tiết ra nhiều sẽ giúp dung hòa môi trường axit trong dạ dày, giúp bé giảm chứng đau bụng và hệ tiêu hóa còn non nớt sẽ ổn định hoạt động.

Mẹo chữa chảy dãi ở trẻ em

Vệ sinh răng miệng tốt giúp ngăn ngừa chảy nước dãi quá nhiều. Hãy chuẩn bị cho trẻ một chiếc khăn sạch để nhai, massage nướu răng nhẹ nhàng bằng ngón tay của bạn để giảm khó chịu cho trẻ mọc răng. Nên đeo yếm dãi, dùng khăn lau miệng nhẹ nhàng cho bé thường xuyên.

Nếu trẻ chảy nước dãi quá nhiều nhưng không phải vì mọc răng, bạn có thể dùng một số loại thuốc cho trẻ, tuy nhiên, liều lượng và cách dùng phải dưới sự chỉ dẫn nghiêm ngặt của bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng.

Một số tác dụng phụ làm khô mũi, miệng và nhịp tim chậm, hoặc gây táo bón và khô miệng. Nếu con bạn bị đầy hơi hoặc có vấn đề về tiêu hóa thì không nên dùng bất kỳ loại thuốc nào cả.

Ngoài ra các bạn nên thường xuyên cho trẻ đeo yếm dãi để hạn chế nước dãi bị ngấm vào người gây ẩm ướt khiến bé dễ bị cảm lạnh, lâu dần sẽ dẫn đến viêm phổi mãn tính rất khó điều trị.

meo tri chay nuoc dai o tre em.jpg 1

Mẹo chữa chảy dãi ở trẻ em. Các mẹ có thể đốt ngải bấc hoặc chườm ngải cứu lên vùng bụng trên và dưới của trẻ

Khi trẻ còn bú sữa mẹ, thì người mẹ chỉ cần ăn các món ăn tính ôn như thịt bò, tôm, lươn... thì tình trạng chảy nước miếng của bé sẽ được cải thiện nhanh chóng.

Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, bạn có thể bổ sung cháo củ từ vào bữa ăn. Cách chế biến cháo củ từ: sau khi cắt nhỏ củ từ đem xay khô thành bột, đổ bột vào nồi rồi thêm ít nước đun trên bếp, trong khi đun cần quấy đều liên tục do củ từ rất dễ dính vào đáy nồi. Buổi sáng hoặc buổi chiều mỗi ngày cho trẻ ăn vài thìa, không cần ăn quá nhiều, chỉ cần kiên trì trong vài ngày thì hiện tượng chảy nước miếng ở trẻ sẽ giảm đi rõ rệt.

Bố mẹ cũng có thể đốt ngải bấc hoặc chườm ngải cứu lên vùng bụng trên và dưới của trẻ, cách một ngày làm một lần, làm từ 1-2 tuần có thể cải thiện rõ rệt chứng tỳ khí hư, trẻ không còn chảy nước miếng.

comment Bình luận

largeer