Các khối vùng đầu, mặt, cổ hay gặp ở trẻ em

ThS.BS Hồng Quý Quân, Phó Trưởng khoa Phẫu thuật Nhi và Trẻ sơ sinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết trẻ em thường gặp những khối thường gặp ở vùng đầu, mặt, cổ.
25/12/2021 14:28

Các hạch vùng đầu mặt cổ

Chẩn đoán:

– Vị trí: Hạch góc hàm, cằm, sau tuyến mang tai, gáy, thượng đòn, nách…

– Hạch thường xuất hiện sau một đợt viêm nhiễm vùng đầu mặt cổ: Viêm đường hô hấp trên (mũi, họng, tai…), Nhọt vùng đầu mặt cổ, tiêm phòng (lao).

– Hạch lành tính nên có tính chất tròn, nhẵn, mềm, di động, ấn không đau.

– Nghi ngờ hạch ác tính khi: Hạch lớn >1cm, ấn đau, hạch cứng chắc, không di động kèm thêm trẻ có biểu hiện mệt mỏi, thiếu máu.

sung-bao-quy-dau-o-tre-em344

(Ảnh minh họa)

Nang giáp móng: Là nang bẩm sinh do tồn tại ống giáp lưỡi

Chẩn đoán:

– Vị trí ở vùng giữa cổ trên sụn giáp khối tròn hoạc bầu dục, kích thước từ hạt đỗ đến to bằng quả trứng, có thể nhiễm trùng gây sưng đỏ, vỡ ra gây rò.

– Điều trị: Phẫu thuật lấy hết nang cộng đường rò và 1 phần xương móng.

Rò khe mang: Do tồn tại khe mang và xoang cổ

Chẩn đoán:

– Biểu hiện lỗ rò bẩm sinh vùng cổ, có thể nhỏ như cái kim, hoặc lớn hơn. Chảy dịch nhày thường xuyên và có thể biểu hiện viêm nhiễm.

– Người bệnh được chụp cộng hưởng từ đánh giá đường rò thuộc loại nào.

Điều trị: Phẫu thuật lấy bỏ hết đường rò.

U bạch huyết vùng cổ:

Là dị dạng đường bạch huyết biểu hiện khối vùng đầu mặt cổ, nhỏ có thể 1 vài cm hoặc lớn chiếm toàn bộ vùng mặt cổ. Khối mềm bên trong chứa dịch trong.

Điều trị: Hút dịch và tiêm bleomycin, phẫu thuật khi tiêm bleomycin không hiệu quả.

Theo Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

 

comment Bình luận

largeer