Các thông tin về vị trí, công năng và cách tác động của huyệt Dương Trì

Huyệt Dương Trì có tác dụng thư cân, giải nhiệt, bán biểu, thường được dùng để chủ trị chứng khớp cổ tay và mô mềm chung quanh viêm nhiễm. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tốt nhất người bệnh cần nắm rõ các thông tin về vị trí, công năng và cách tác động huyệt vị này.
23/08/2022 10:11

Huyệt Dương Trì là gì? Vị trí

Huyệt Dương Trì hay còn được gọi là huyệt Biệt Dương, là một trong huyệt đạo của Thiên Bản Du. Do huyệt vị nằm ở chỗ lõm, nhìn giống cái ao (Trì) ở mu cổ tay (dương) vì vậy được gọi là Dương Trì.

Khác với các huyệt vị khác, huyệt Dương Trì là huyệt thứ 4 của kinh Tam Tiêu, thường được dùng để châm cho những trường hợp khát nước, cổ tay đau âm ỉ. Ngoài ra huyệt đạo này còn là 1 trong 14 Yếu huyệt có khả năng điều chỉnh hạ tiêu rất tốt.

huyet-duong-tri

Cách xác định huyệt vị này đơn giản nhất là quan sát bằng mắt tại chỗ lõm đường lằn ngang khớp xương cổ tay, khe giữa gân cơ duỗi chung ngón tay và cơ duỗi riêng ngón trỏ, khe đầu dưới xương quang và xương trụ.

Đặc biệt khi tiến hành giải phẫu huyệt vị này người bệnh sẽ thấy phía dưới da là khe giữa gân cơ duỗi chung ngón tay, gân duỗi riêng ngón trỏ, gân duỗi riêng ngón út, khe giữa đầu dưới xương quay và xương trụ. Thần kinh vận động cơ của huyệt đạo này là các nhánh của dây thần kinh trụ. Vùng da được chi phối bởi các tiết đoạn thần kinh C8 hoặc D1.

Tác dụng và cách phối huyệt

Là một trong 14 Yếu Huyệt quan trọng của cơ thể, tác dụng của huyệt Dương Trì là câu hỏi lớn mà rất nhiều người quan tâm. Theo đó huyệt vị này có khả năng thư cân, thông lại, giải nhiệt ở bán biểu và bán lý. Thường được dùng để trị chứng cổ tay đau nhức, mô mềm xung quanh viêm nhiễm.

Cụ thể cách phối huyệt Dương Trì để trị bệnh được tiến hành như sau:

Phối với huyệt Hợp Cốc, Khúc Trì, Trung Chử, Xích Trạch để trị chứng khớp ngón tay bị co rút.

Phối với huyệt Giải Khê, Hậu Khê, Hợp Cốc, Lệ Đoài, Phong Trì để trị thương hàn không đổ mồ hôi.

Phối với huyệt Dương Cốc, Dương Khê, Ngoại Quan để trị cổ tay và tay đau mỏi.

Phối với huyệt Bát Tà, Đại Lăng, Tứ Phùng trị khớp ngón tay bị viêm.

Phối với huyệt Đại Chùy, Phong Môn, Thiên Trụ trị đau đầu, nóng lạnh, không ra mồ hôi.

Phối với huyệt Cứu Dương Trì và Trung Quản để trị tử cung lệch về phía trái.

Cách tác động huyệt Dương Trì và những lưu ý cần thiết

Huyệt Dương Trì thường được tác động bằng cách châm cứu. Tuy nhiên do vị trí nằm ở cổ tay, nơi có nhiều kinh mạch đi qua nên tương đối nhạy cảm. Để tác động hiệu quả người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn về hướng kim, độ sâu, ôn cứu,… Cụ thể:

- Sau khi xác định được vị trí của huyệt Dương Trì trên cơ thể.

- Người bệnh sẽ sử dụng kim châm, châm thẳng 0.3-0.5 thốn.

- Trường hợp trị bệnh khớp ở cổ tay thì hướng mũi kim qua 3 bên, cứu 3-5 tráng, ôn cứu 5-10 phút.

Đặc biệt khi tiến hành, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo an toàn cho sức khỏe:

- Không châm cứu lên huyệt đạo nếu da đang bị tổn thương, lở loét hoặc rỉ máu.

- Không châm cứu khi đang quá no hoặc đang quá đói vì có thể khiến dạ dày bị kích thích, gây tổn thương nghiêm trọng.

- Trong quá trình trị liệu tuyệt đối không sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích chứa cồn nếu không muốn bệnh nặng hơn.

- Đặc biệt phụ nữ đang mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ tuyệt đối không áp dụng liệu pháp này, tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi.

- Kết hợp việc châm cứu, bấm huyệt với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học để cơ thể có sức đề kháng tốt, chống lại mọi bệnh tật.

Trên đây là toàn bộ thông tin về vị trí, tác dụng và cách châm cứu huyệt Dương Trì. Để tác động huyệt đạo này hiệu quả và đúng cách người bệnh nên tìm đến các cơ sở y học cổ truyền uy tín để được thực hiện.

Theo Tạp chí Y học cổ truyền

comment Bình luận

largeer