Cách bảo quản ba kích tươi

Ba kích là một loại cây được dùng nhiều trong đông y, có tác dụng trong việc bổ thận, tráng dương, phòng trừ phong thấp,…Ba kích thì được sử dụng ở 2 dạng là ba kích tươi và ba kích khô. Nếu dùng ba kích tươi thì cách bảo quản như thế nào?
19/11/2020 16:19

Ba kích là cây gì?

ba-kich-tim

Hình minh họa

Ba kích hay còn có nhiều tên gọi khác như ba kích thiên, diệp liễu thảo, đan điền âm vũ, dây ruột gà,… Ba kích là cây dây leo, dạng thân thảo, thân mảnh, có nhiều lông mịn. Cây mọc leo thành bụi ven rừng có độ cao dưới 500m. Lá đơn nguyên, mọc đối, có hình mác hoặc hình bầu dục, thuôn nhọn, cứng, đầu là ngọn gấp, đuôi lá hình tròn hoặc hình tim. Phiến lá non có màu xanh, khi già chuyển sang màu trắng mốc và có màu nâu tím khi lá khô. Mặt dưới phiến lá có khoảng 8 cặp gân thứ cấp.

Hoa ba kích có kích thước nhỏ, có màu trắng hoặc vàng thường tập trung thành tán ở đầu cành, đài hoa hình ống gồm một số lá đài nhỏ phát triển không đều. Quả ba kích hình cầu, quả kép phủ lông, khi chín có màu đỏ. Hoa ba kích thường nở rộ vào tháng 5 – 6, mùa quả bắt đầu từ tháng 7 – 10.

Ba kích là loại cây mọc hoang, được phân bố chủ yếu ở các vùng trung du, đồi núi thấp phía Bắc. Các vùng Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Tây, Hà Giang là nơi ba kích có thể phát triển và phân bố chủ yếu.

Đặc điểm dược liệu của ba kích

Rễ cây ba kích có kích thước lớn, được gọi là củ và đây là bộ phận thường được dùng để làm thuốc. Phần củ ba kích được dùng làm thuốc thường được phơi hoặc sấy khô, cắt thành đoạn ngắn. Đặc điểm dược liệu cụ thể đó là:

  • Củ ba kích có hình trụ tròn, độ dài không nhất định, đường kính khoảng 1 – 2cm.
  • Chất cứng, cùi dày,, dễ bóc vỏ.
  • Mặt ngoài màu vàng xám, hơi nhám, có vân dọc.
  • Phần lõi bên trong màu tím hoặc hồng nhạt, ở giữa có màu nâu vàng.
  • Không có mùi, vị ngọt, hơi chát.

Cách thu hái, bảo quản sơ chế ba kích tươi

img_20160321092228

Hình minh họa

Có thể thu hoạch ba kích sau khi trồng được khoảng 3 năm. Thời gian thu hoạch thường rơi vào tháng 10 – 11. Đào rộng xung quanh cây ba kích để lấy toàn bộ phần rễ, rửa sạch. Ba kích được chia làm 2 loại:

  • Loại ba kích rễ to, khỏe, cùi dày, màu tía là loại tốt.
  • Loại rễ nhỏ, cùi mỏng hơn, màu trong là loại vừa.

Hướng dẫn sơ chế ba kích:

  • Rễ ba kích sau khi thu hoạch thì đem rửa sạch và phơi ráo nước.
  • Dùng dao khía nhẹ vào phần lõi ba kích, sau đó tách lấy phần thịt ba kích và rút bỏ lõi.
  • Chỉ sử dụng phần thịt ba kích để ngâm rượu và làm thuốc, còn phần lõi thì không dùng.

Cách bảo quản ba kích

Ba kích sau khi phơi hoặc sấy khô thì cho vào trong lọ thủy tinh đậy kín nắp và bảo quản nơi thoáng mát, tránh làm dược liệu bị ẩm mốc.

Cách bào chế thuốc từ ba kích

unnamed (1)
  • Ngâm ba kích trong nước câu kỷ tử khoảng 1 đêm cho mềm, sau đó lấy ra ngâm với rượu khoảng 1 đêm. Vớt ba kích ra và đem sao vàng với cúc hoa, bảo quản trong lọ kín nắp để dành dùng dần.
  • Giã dập cam thảo, sắc với nước, sau đó lọc bỏ phần bã. Tiếp đến, cho kích vào nấu cho đến khi ba kích mềm, xốp thì rút bỏ lõi và mang phần thịt đi phơi khô.
  • Ngâm ba kích với rượu 1 đêm cho mềm rồi lấy ra cắt nhỏ, sấy khô và bảo quản trong lọ thủy tinh kín, để tránh ẩm mốc.
  • Trộn khoảng 1kg ba kích với 20g muối rồi đem lên hấp cách thủy cho đến khi rút được phần thịt ba kích, sau đó mang đi phơi khô và để dành dùng dần.
  • Ba kích đem rửa sạch, ủ mềm, lột bỏ phần lõi, thái nhỏ rồi đem tẩm rượu và ủ khoảng 2 tiếng. Sao vàng hoặc nấu hỗn hợp này thành cao lỏng, bảo quản ở nơi thoáng mát.

Ưu nhược điểm của ba kích tươi, ba kích khô khi ngâm rượu

unnamed

Hình minh họa

Ba kích Tươi

Ưu điểm:

  • Chất lượng tốt, không có chất bảo quản, do vừa thu hái
  • Mùi vị: Hấp dẫn, các chất hầu như nguyên vẹn
  • Có thể chế biến tùy theo sỏ thích của chủ nhân
  • Rất sạch. Đặc biệt là mới được khai thác nên rất tươi, ngon.

Nhược điểm

  • Vận chuyển khó khăn, đặc biệt khi gửi đi xa
  • Không bảo quản được lâu, muốn bảo quản ba kích tươi được lâu, phải để trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Chưa được rút lõi.

Ba kích khô

Ưu điểm:

  • Dễ vận chuyển và bảo quản
  • Đã được rút lõi, tiện sử dụng.

Nhược điểm:

  • Có thể sẽ bị tẩm hóa chất bảo quản
  • Có thể là hàng Trung Quốc ( Nguy cơ rất cao, khoảng 80%)
  • Không sạch bằng Ba kích tươi + Các chất đã mất đi nhiều
  • Mùi vị không thơm ngon bằng ba kích tươi
  • Có thể là hàng tồn trong một thời gian dài

Cách chọn lựa cây ba kích ngâm rượu

ba-kich

Có 2 loại ba kích trong tự nhiên đó là ba kích tím và ba kích trắng. Nhưng do quan niệm sai lầm nhiều người cứ nghĩ củ già mới có màu tím và củ non có màu trắng. Nhưng trong tự nhiên củ tím cực kỳ hiếm và không được bày bán nhiều. Ba kích tím và ba kích trắng nhìn bề ngoài không khác nhau là mấy

Ba kích tím :

Đây là loại được dùng phổ biến từ xưa do rất tốt cho sức khỏe

Không phải ba kích tím là củ có màu tím: Chúng ta nên biết rằng, cái tên ba kích tím và ba kích trắng là do: Khi ngâm với rượu, loại ba kích nào làm màu rượu chuyển thành màu tím thì gọi là ba kích tím.

Ba kích trắng:

Loại này ít dùng, do tác dụng không tốt bằng ba kích tím.

Cách phân biệt: Củ có màu vàng nhạt, phần thịt bên trong màu trắng trong, không có sắc tím.

Khi ngâm rượu:  rượu ngâm ba kích trắng hơi có màu tím nhạt

Ba kích trồng:

  • Củ cây ba kích trồng khá đồng đều vì trồng cùng một thời điểm,
  • Củ ba kích mọng nước,
  • Củ đẹp không bị sâu hà,
  • Vỏ mỏng và nhẵn, không có vết sần sùi của thời gian.
  • Củ trồng trên đất được bón kỹ nên hầu như không có một đốt xoắn vặn nào.

Ba kích tự nhiên trong rừng:

  • Củ ba kích rất cứng,
  • Bề ngoài củ ba kích có thể bị sâu hà đục,
  • Vỏ bị xước do bám vào kẽ đá trong quá trình đào bới bị xước,
  • Củ nhiều vết xoắn vặn ngoằn nghoèo.

Ba kích khô Trung Quốc:

  • Củ ba kích Trung Quốc thường bán khi bị hấp nhũn sau đó rút lõi nên hình thức rất đẹp,
  • Củ tròn xoe từng lóng một nhưng dược liệu đã bị rút sạch trong quá trình hấp.

Ngâm rượu ba kích

ruou-ba-kich-tim

Hình minh họa

Ba kích tươi hay khô đều có thể sử dụng để ngâm rượu. Tuy nhiên người dùng thường sử dụng loại ba kích tím khô bởi:

  • Ba kích tím khô đã được làm sạch, rút bỏ lõi.
  • Ba kích tím tươi khi ngâm rượu thường cần nhiều công đoạn sơ chế hơn ba kích khô.

Cách ngâm rượu ba kích tươi

Trước khi đem cây ba kích ngâm rượu nhất là ba kích tươi, bạn cần phải sơ chế ba kích. Cách sơ chế cũng tùy thuộc vào loại ba kích. Ba kích trồng dễ sơ chế hơn, chỉ cần dùng dao tách lõi. Nếu là ba kích rừng, ta cần dùng chày đập dập mới có thể rút bỏ được lõi ba kích dễ dàng

  • Ba kích tươi được sơ chế như theo trên
  • Cho ba kích tươi vào bình thủy tinh
  • Đổ lượng rượu trắng đã chuẩn bị vào( rượu nếp trắng loại từ 40 độ trở lên)
  • Tỉ lệ ba kích và rượu là: 1kg ba kích tươi ngâm với 5 lít rượu.

Cách ngâm rượu ba kích khô

Cách dùng ba kích tím khô ngâm rượu khác với ba kích tươi ở tỉ lệ rượu.

  • Ba kích khô rửa sạch qua
  • Cho vào bình thủy tinh
  • Đổ lượng rượu ngon vào ( Rượu nếp 40 độ trên 1 chút)
  • Tỉ lệ ba kích và rượu là: Ngâm 1kg ba kích với 7 lít rượu.

Rượu ba kích đạt tiêu chuẩn là phải:

  • Có màu sắc tím đẹp.
  • Rượu không bị vẩn đục.
  • Uống rượu ba kích xong không bị nhức đầu.

Những ai không nên sử dụng ba kích?

Mặc dù ba kích có tác dụng khắc phục được rất nhiều bệnh lý nhưng không phải bất cứ đối tượng nào cũng có thể sử dụng. Có một số trường hợp sử dụng ba kích bị tác dụng phụ hoặc khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Ba kích không được khuyến khích sử dụng cho các trường hợp sau:

  • Người có biểu hiện sốt nhẹ về chiều.
  • Người bị táo bón không được sử dụng ba kích.
  • Người bị huyết áp thấp
  • Tuyệt đối không lạm dụng rượu ba kích.

Một số hoạt chất bên trong ba kích có khả năng gây tương tác hoặc làm biến đổi hoạt động của một số tân dược. Cho nên, không sử dụng ba kích trong giai đoạn đang điều trị bằng tân dược.

Không sử dụng ấm hoặc nồi kim loại để sắc thuốc vì nó có thể làm biến đổi dược tính của thuốc.

Dùng ba kích theo liều lượng được chỉ định.

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi có ý định sử dụng ba kích.

Tuân thủ liệu trình điều trị, không nên sử dụng ba kích trong thời gian dài.

Diệu Hăng ( tổng hợp)

comment Bình luận

largeer