Cách chăm sóc trẻ bị nhiễm trùng uốn ván tại nhà

Nhiễm trùng uốn ván là một loại bệnh nhiễm khuẩn vô cùng nguy hiểm nếu không biết cách chăm sóc trẻ bị nhiễm trùng uốn ván. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc trẻ có nhanh khỏe lại hay không, nếu bạn chưa hiểu biết nhiều về căn bệnh này, hãy tham khảo bài viết dưới đây.
03/10/2018 16:45

Triệu chứng của bệnh nhiễm trùng uốn ván

Sau sinh vài ngày thì có thể các mẹ sẽ thấy con tự nhiên bỏ bú hoặc thấy con bú rất khó khăn, do không thể há được miệng ra. Trẻ quấy khóc cả ngày, sau khoảng một ngày sau những dấu hiệu trên thì thấy hiện tượng cứng hàm, và nhanh chóng chuyển sang co cứng và co giật.

Những con co giật thường sẽ xuất hiện một cách tự nhiện hoặc có thể bế trẻ lên, hoặc mở cửa cho ánh sáng vào phòng. Biểu hiện của cơn co giật còn kèm theo cả sùi bọt mép, tay nắm chặt lại, mắt nhăn nhúm. Tình trạng này có thể diễn ra nhanh hoặc cũng có thể diễn ra vài giờ đồng hồ. Còn khi thấy những dầu hiệu người trẻ uốn cong, đầu ngả ra phía đằng sau  thì lúc này trẻ đang bị co cứng. Ngoài ra còn có nhữn dấu hiệu khác như sốt rất cao, bị táo bón, rốn rụng sớm và có mủ hoặc mùi hôi…

Nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng uốn ván

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhiễm trùng uốn ván là khi trẻ sinh ra thì việc cắt rốn của trẻ không được sử dụng những dụng cụ đã được vô khuẩn hoặc những bông băng, gạc rốn, chỉ khâu không đảm bảo vệ sinh.

cach cham soc tre (2)

Nhiễm trùng uốn ván ở trẻ do việc cắt rốn của trẻ không được sử dụng những dụng cụ đảm bảo vệ sinh

Cũng có thể nguyên nhân chính đến từ các bà mẹ, trong việc chăm sóc trẻ sau sinh như tắm rửa cho trẻ không cẩn thận, thay băng rốn sai cách, nguồn nước vệ sinh vùng rốn thì không đảm bảo cũng sẽ khiến trẻ bị nhiễm trùng uốn ván.

Cách chăm sóc trẻ bị nhiễm trùng uốn ván

Ngay từ đầu khi thấy trẻ bỏ bú thì các mẹ phải đưa trẻ đi khám ngay lập tức, tránh để đến khi thấy xuất hiện co giật mới cho trẻ đi khám. Tuy nhiên, trước khi đưa trẻ đi khám thì cần phải tránh ánh sáng từ bên ngoài, để tránh việc cơn co giật sẽ xuất hiện. Sau khi đã được khám và về nhà chăm sóc và theo dõi thì các mẹ cần phải làm những việc như:

  • Nên để trẻ nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, tránh ánh sáng .
  • Thường xuyên lau rửa vùng rốn bị nhiễm khuẩn bằng nước lọc đun sôi để nguội, hoặc sử dụng nước muối sinh lý 9 %
  • Khi vệ sinh vùng rốn hoặc thay băng gạc cần đảm bảo tay bạn cũng phải sạch sẽ, nên rửa tay bằng xà phòng để tránh vi khuẩn xâm nhập vào trẻ.
  • Khi sử dụng kéo cắt rốn, chỉ buộc thì những thứ đó phải đảm bảo đã được diệt khuẩn, không chạm tay vào đầu cắt rốn.
  • Ngoài ra, khi có chỉ định sử dụng thuốc của bác sĩ cũng cần phải uống đầy đủ, đúng liều lượng… nếu thấy có bất kì dấu hiệu bất thường nào khác thì phải đưa trẻ đi kiểm tra ngay lập tức.
cach cham soc tre

Trẻ bị bệnh nhiễm trùng uốn ván cần được chăm sóc cẩn thận

Nói tóm lại cách chăm sóc trẻ bị nhiễm trùng uốn ván tại nhà không hề phức tạp, mà quan trọng là bạn phải cẩn thận. Bởi chỉ cần làm lệch đi thì tính mạng của trẻ sẽ khó mà có thể giữ được.

comment Bình luận

largeer