Cách chữa mề đay bằng các loại lá

Bị nổi mề đay nên tắm lá gì là vấn đề được nhiều người quan tâm. Trong dân gian, dùng các loại lá cây nấu để nước tắm có tác dụng giảm các triệu chứng của bệnh mề đay.
21/03/2023 09:24

Cách chữa mề đay bằng lá

Nổi mề đay là bệnh thường gặp ở da, người bệnh thường gặp phải các triệu chứng như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, mụn nhọt, mụn nước. Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh mề đay là do dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc, dị ứng hóa mỹ phẩm,… Nếu không phát hiện kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng hơn.

Việc dùng thuốc uống hay thuốc bôi có lẽ quá quen thuộc với đa số người bệnh. Tuy nhiên không hẳn ai cũng thích nghi được việc dùng thuốc. Một số trường hợp khác sợ gặp phải tác dụng phụ của thuốc. Vậy tại sao không dùng một phương thức khác để chữa bệnh? Chẳng hạn dùng các bài thuốc ngâm rửa từ những cây cỏ thuốc nam. Đây là phương pháp chữa bệnh trong y học cổ truyền vừa có tác dụng cải thiện bệnh lý vừa an toàn.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn đọc 6 loại lá cây tắm để chữa bệnh mề đay được ông bà ta truyền đến ngày hôm nay.

1. Lá kinh giới

Empty

Lá kinh giới không còn quá xa lạ, ngoài là rau gia vị, lá kinh giới còn là phương thuốc hay được dân gian sử dụng khá nhiều để điều trị mề đay mẩn ngứa. Các triệu chứng của mề đay không còn làm phiền bạn nếu biết cách sử dụng loại lá cây này để nấu nước tắm hoặc ngâm rửa.

Cách thực hiện như sau:

- Cách 2: Rửa sạch lá kinh giới, đun sôi với nước và dùng nước đó để tắm hàng ngày.

- Cách 1: Rửa sạch 1 nắm lá kinh giới, sao nóng trên chảo và dùng để chà sát nhẹ nhàng lên vùng da mề đay để giảm ngứa.

- Cách 3: Rửa sạch 1 nắm kinh giới, chế thêm nước sôi và ủ trong 10 phút, dùng nước đó uống thay nước hàng ngày.

2. Lá khế chua

Lá khế chua là gợi ý tiếp theo cho những ai quan tâm đến vấn đề bị nổi mề đay nên tắm lá gì. Khế là loại cây rất đỗi quen thuộc với người Việt. Cây được trồng chủ yếu để lấy quả. Tuy nhiên không hẳn ai cũng biết công dụng tuyệt vời của lá khế.

Lá khế có tác dụng kháng khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh. Trong Đông y cổ truyền, lá khế có vị chát, tính lành, tích hợp trong việc điều trị ung nhọt do huyết nhiệt, lở loét, ngứa ngáy, sưng rát. An toàn áp dụng điều trị bệnh cho phụ nữ mang thai, không cần phải lo lắng về những ảnh hưởng xảy ra đối với thai nhi.

Cách thực hiện: Lấy 1 nắm lá khế, rửa sạch, đun sôi với 1-2 lít nước và 1 chút muối sạch. Sử dụng nước này để tắm hàng ngày.

3. Bị nổi mề đay lắm nước rau sam

Rau sam là thực vật mọc dại, thường mọc ở những nơi ẩm ướt, bên bờ ruộng, dọc bờ sông. Trong rau sam có chứa nhiều khoáng chất và một số vitamin có lợi cho sức khỏe như: Vitamin A, vitamin B, vitamin C, Magie, Kali, Sắt, Kẽm, Acid béo, Omega 3,… Ngoài ra, rau sam còn chứa chất chống oxy hóa như Flavonoid, Phytoestrogen, Acid xitric, Acid malic.

Rau sam có vị chua, tính hàn, không độc, có chứa kháng sinh tự nhiên, tác dụng giải độc, kháng khuẩn, tiêu viêm. Do đó, loại rau này rất thích hợp trong việc chữa mẩn ngứa ngoài da, điển hình bệnh mề đay.

Cách thực hiện như sau: Rửa thật sạch 1 nắm rau sam, đun sôi với nước và dùng nước đó để tắm. Hoặc giã nát rau sam, lọc lấy nước và thoa đều lên da để giảm ngứa.

4. Lá chè xanh

Empty

Trong danh sách các loại lá cây chữa bệnh mề đay không thể không nhắc đến lá chè xanh. Đây là loại lá cây có nhiều công dụng nhất trong danh sách các vị thuốc thuốc nam. Sử dụng lá chè xanh để nấu nước tắm giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng của bệnh mề đay.

Cách thực hiện: Sử dụng để nấu nước tắm, ngâm hoặc rửa, người bệnh có thể sử dụng để uống thay nước lọc, giúp thanh nhiệt cơ thể, đào thải các độc tố ra bên ngoài.

5. Lá tía tô

Lá tía tô hay còn được gọi là lá tử tô, xích tô, là một trong những loại cây dễ trồng và được trồng khá nhiều. Ngoài công dụng sử dụng để làm rau sống, lá tía tô còn được dân gian sử dụng khá nhiều trong các bài thuốc chữa các bệnh lý về da trong đó có bệnh mề đay mẩn ngứa.

Cách dùng: Chỉ với một nắm lá tía tô mỗi ngày nấu cùng với một lượng nước để sử dụng tắm hoặc ngâm rửa, người bệnh sẽ không còn bị các cơn ngứa ngáy, đau rát khó chịu làm phiền. Ngoài việc sử dụng lá tía tô để nấu nước tắm, người bệnh sử dụng nước cốt lá tía tô để uống hoặc giã nát lá tía tô rồi đem đắp vào vùng vị mề đay.

6. Lá ổi

Empty

(Ảnh: Vinmec)

Theo nghiên cứu y dược hiện đại, chiết xuất từ lá ổi có tác dụng hạn chế và ngăn chặn sự phát triển của Staphylococcus aureus. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về da. Nếu bạn đang băn khoăn trong việc lựa chọn các loại lá để chữa bệnh mề đay, thì lá ổi là một gợi ý hoàn hảo.

Lá ổi còn có tinh dầu dễ bay hơi Eugenol, có tác dụng kháng khuẩn, cải thiện các cấu trúc về da, xoa dịu các cơn ngứa ngáy, sưng rát, tiêu các mụn nước.

Cách thực hiện: Người bệnh cần kiên trì sử dụng lá ổi để ra nước tắm mỗi ngày nếu mong muốn đạt được kết quả điều trị tốt.

Theo Thuốc Dân tộc

comment Bình luận

largeer