Cách chữa mề đay bằng lá hẹ

Lá hẹ bên cạnh là thực phẩm ngon, bổ dưỡng cho sức khỏe nó còn là bài thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp, viêm da dị ứng, nổi mề đay rất hiệu nghiệm.
10/04/2023 11:47

Trong Đông y, lá hẹ là thảo dược có vị ngọt, tính ấm có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và giảm ngứa. Ngoài ra, trong lá hẹ còn chứa nhiều thành phần tốt cho da như nước, vitamin B, axit amin, khoáng chất, quercetin… Nhờ các thành phần này mà lá hẹ giúp làm dịu vùng da sưng nóng, cải thiện tình trạng ngứa và các triệu chứng bệnh mề đay, hạn chế tổn thương da lan rộng. 

Empty

(Ảnh: Meta)

Vì có nguồn gốc từ tự nhiên, nên cách trị mề đay bằng lá hẹ rất lành tính và an toàn cho da. Đặc biệt phù hợp với người bệnh bị viêm da cơ địa nhạy cảm và phụ nữ đang mang thai. Bên cạnh đó, lá hẹ còn là nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên nên tiết kiệm chi phí chữa bệnh. 

Trị mề đay bằng lá hẹ rất tốt nhưng cách chữa như thế nào và làm sao để phát huy hết công dụng của nó không phải ai cũng biết. Dưới đây là 5 cách trị bệnh mày đay bằng lá hẹ mà người bệnh có thể tham khảo:

Dùng nước ép lá hẹ trị nổi mề đay

Nước ép lá hẹ là bài thuốc Nam được sử dụng trong các trường hợp mề đay khởi phát ở phạm vi nhỏ như tay, chân, cổ hoặc mắt. Mẹo dân gian này giúp cải thiện viêm sưng, ngứa ngáy và làm dịu vùng da bị tổn thương. 

Do bôi trực tiếp nước ép lá hẹ lên da, nên những trường hợp dị ứng với loại lá này cần tránh tiếp xúc. Bên cạnh đó, cũng tránh sử dụng bài thuốc này cho những vùng da bị tổn thương nặng như chảy máu, lở loét, trầy xước hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng. 

Các bước thực hiện:

Bước 1: Rửa sạch lá hẹ tươi với nước muối loãng và để ráo nước

Bước 2: Cho lá hẹ vào cối, dùng chày giã nát và vắt lấy nước cốt

Bước 3: Vệ sinh sạch vùng da bị tổn thương và lau khô bằng khăn mềm

Bước 4: Thoa nước ép lá hẹ trực tiếp lên vùng da nổi mề đay

Bước 5: Giữ nguyên trong vòng 10 -15 phút thì rửa lại bằng nước mát

Cách chữa mề đay bằng tắm cách nước lá hẹ 

Trong dân gian truyền lại, tắm nước lá hẹ là cách chữa nổi mề đay tại nhà có thể cải thiện tình trạng phù nề, viêm đỏ, mẩn ngứa và đau rát. Không những thế, mẹo này còn giúp làm sạch cơ thể, loại bỏ các loại vi khuẩn bám trên da hay loại bỏ mồ hôi, dầu thừa và các yếu tố dị nguyên. 

Empty

(Ảnh: Meta)

Các bước thực hiện:

Bước 1: Rửa sạch lá hẹ tươi với nước muối loãng rồi cắt thành làm đôi hoặc khúc ngắn

Bước 2: Cho lá hẹ vào nồi cùng 3-4 lít nước và đun sôi trong vòng 10 phút

Bước 3: Đổ nước vào thau, cho thêm ít muối biển và nước nguội để giảm bớt nhiệt độ

Bước 4: Bắt đầu tắm bằng nước lá hẹ. Người bệnh có thể dùng lá hẹ xoa nhẹ lên vùng da tổn thương để diệt khuẩn và tránh viêm sưng. 

Lưu ý: Việc cho thêm muối biển nhằm giúp tiêu viêm, sát trùng và hạn chế nguy cơ viêm nhiễm. 

Chữa bệnh mề đay bằng cách chườm lá hẹ sao 

Phương pháp này được sử dụng cho trường hợp người bệnh nổi mề đay mẩn ngứa do lạnh khu trú ở bàn tay hoặc chân. Theo Đông y, bài thuốc này có tính ấm nên giúp khu phong tán hàn, tăng cường khí huyết và tiêu viêm, giảm ngứa. 

Tuy nhiên, lá hẹ sao thường có nhiệt độ cao và dễ gây kích ứng. Vì vậy, phương pháp này không áp dụng với vùng da mỏng, nhạy cảm như da mặt, cổ hay vùng bụng. 

Các bước thực hiện:

Bước 1: Rửa sạch 1 nắm lá hẹ tươi bằng nước muối loãng rồi để ráo nước

Bước 2: Bắc chảo lên bếp và để nóng

Bước 3: Chảo sau khi nóng vặn nhỏ lửa và cho hẹ vào sao

Bước 4: Sao lá hẹ tới khi ngửi thấy mùi thơm và lá chuyển sang màu vàng thì tắt bếp

Bước 5: Gói lá hẹ đã sao bằng túi vải rồi chườm lên vùng da nổi mẩn ngứa

Người bệnh có thể sao lại lá hẹ và chườm liên tục 2-3 lần để cải thiện tình trạng ngứa nhanh chóng. 

Uống nước sắc lá hẹ chữa bệnh mề đay 

Vì có tính ấm, lá hẹ còn được dùng sắc thành nước uống để giảm các triệu chứng mề đay do dị ứng thực phẩm có tính hàn như cua, tôm, mực, cá biển… Ngoài khả năng cải thiện trình trạng tổn thương da, giảm ngứa; mẹo dân gian này còn giúp điều trị một số triệu chứng như tiêu chảy, ợ hơi, buồn nôn, nôn ói…

Các bước thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị lá hẹ tươi, đem rửa sạch bằng nước muối loãng rồi cắt khúc

Bước 2: Đun sôi khoảng 0,5 lít nước rồi cho lá hẹ vào

Bước 3: Đun sôi thêm 5 phút rồi tắt bếp

Bước 4: Rót nước ra cốc và uống làm nhiều lần trong ngày. Nếu cảm thấy khó uống, người bệnh có thể thêm một ít đường phèn.

Chế biến lá hẹ thành món ăn

Empty

(Ảnh: Meta)

Ngoài các bài thuốc uống, dùng ngoài da, trong dân gian còn cách chữa mề đay bằng lá hẹ theo phương pháp nấu ăn. Cơ chế điều trị của cách này là đi sâu vào bên trong cơ thể, tác động trực tiếp vào căn nguyên của bệnh, giúp trị bệnh tận gốc và đào thải các độc tố ra ngoài nhanh chóng. 

Một số món ăn phổ biến mà người bệnh có thể tham khảo như: canh lá hẹ, lá hẹ nấu trứng, cháo lá hẹ… Tuy nhiên, khi chế biến món ăn, người bệnh không nên kết hợp lá hẹ với các thực phẩm dễ gây dị ứng như: tôm, cua, mực, nhộng tằm… để tránh kích ứng mề đay lan rộng và ngứa ngáy kéo dài. 

Lưu ý khi chữa mề đay bằng lá hẹ 

Cách chữa mề đay bằng lá hẹ được nhiều người áp dụng vì độ an toàn cao, lành tính, dễ tìm kiếm và chi phí điều trị thấp. Nhưng trước khi sử dụng các mẹo trên, người bệnh cần lưu ý một số thông tin quan trọng sau:

Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh các trường hợp bản thân dị ứng với lá hẹ mà không biết.

Mặc dù lá hẹ là nguyên liệu tự nhiên, có độ an toàn cao; nhưng trước khi sử dụng cần ngâm rửa sạch với nước muối để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, nấm… bám trên lá.

Sau khi sử dụng một trong các cách trên thấy xuất hiện các triệu chứng như sưng mí mắt, sưng lưỡi, nghẹn cổ họng, khó thở… cần gọi cấp cứu hoặc chủ động tới bệnh viện ngay, vì có thể là dấu hiệu của sốc phản vệ.

Các bài thuốc ngoài da không được áp dụng lên vùng da bị chảy máu, trầy xước hoặc bị viêm nhiễm.

Bên cạnh việc điều trị bằng các phương pháp trên, người bệnh cần tránh tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh như: xà phòng, hóa chất, lông thú cưng, bụi mịn, phấn hoa,…

Kiêng ăn các thực phẩm giàu chất đạm, cay nóng và nhiều dầu mỡ

Sau một thời gian sử dụng nếu không thấy cải thiện mà tình trạng nặng hơn cần dừng ngay và tới gặp bác sĩ để được điều trị phù hợp

Lá hẹ có tính ấm, nên những trường hợp nổi mề đay do phong nhiệt như ăn thực phẩm có tính nóng, do nhiệt độ… tuyệt đối không được áp dụng. Bởi có thể làm phù nề, gây ngứa ngáy dữ dội và khiến da viêm đỏ. 

Theo Tạp chí Y học cổ truyền

comment Bình luận

largeer